3:02 SA - Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Cộng đồng quốc tế kêu gọi minh bạch trong thảm họa môi trường Formosa ở Việt nam





Ngày 7 tháng 12 năm 2016

Chúng tôi, đồng ký tên dưới đây, đề nghị Chính phủ Việt Nam và Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa Việt Nam) công bố đầy đủ, chi tiết thỏa thuận bồi thường 500 triệu USD giữa Chính phủ Việt Nam và Formosa Việt Nam, được thông báo ngày 30/6/2016.

Đồng thời, chúng tôi cũng yêu cầu Chính phủ Việt Nam cung cấp chi tiết kế hoạch bồi thường cho hàng chục nghìn nạn nhân và gia đình họ - những người đã mất sinh kế và gặp khó khăn về lương thực, thực phẩm. Đề nghị nêu rõ tất cả các biện pháp bảo vệ môi trường hiện nay khỏi những thiệt hại có thể phát sinh do việc Formosa Việt Nam xả chất thải độc hại ra biển trong tương lai.

Người dân Việt Nam, bao gồm tất cả những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường diễn ra ở miền Trung Việt Nam từ tháng 4 năm 2016, có quyền được biết và được thông báo đầy đủ về cách thức đạt được thỏa thuận, các điều khoản và điều kiện của thỏa thuận là gì, nó sẽ được thực hiện như thế nào, và ai sẽ giám sát các quỹ bồi thường.

Không may là không một chi tiết thỏa thuận nào được công khai, và mọi lời liên tục kêu gọi minh bạch từ các tổ chức xã hội dân sự đều không được đếm xỉa hay chấp thuận. Thật đáng tiếc là trong nhiều trường hợp, đã có sự đàn áp nặng nề những tiếng nói bất đồng.

Tất cả chúng ta đều cần nhớ rằng, quyền tiếp được cận thông tin và quyền được sống trong một môi trường trong sạch là các quyền cơ bản, phải được bảo vệ và thúc đẩy bởi tất cả các chính quyền. Việt Nam cũng không ngoại lệ, và các quyền này cũng đã được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam. Với việc yêu cầu minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc giải quyết những hậu quả của thảm họa môi trường nghiêm trọng này, chúng tôi đang thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường chung trên toàn cầu, và tìm kiếm công lý cho các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm.

Ký tên:
1. Green Trees
Hà Nội, Việt Nam

2. Greenpeace Đông Nam Á
Bangkok, Thái Lan
greenpeace.org/seasia

3. Justice & Environment (mạng lưới gồm 13 tổ chức pháp luật về môi trường thuộc Liên minh châu Âu)
Brno, Cộng hòa SÉC
www.justiceandenvironment.org

4. Defensa Ambiental del Noroeste
Ensenada, Mexico
www.dan.org.mx

5. Environment People Law
Lviv, Ukraine
epl.org.ua

6. Viện Luật và Quản trị Môi trường
Nairobi, Kenya
www.ilegkenya.org

7. Trung tâm Quyền Môi trường
Cape Town, Nam Phi
cer.org.za

8. VOICE và các chi nhánh tại Úc, Canada, và châu Âu
Los Angeles, Mỹ
www.vietnamvoice.org

9. VIA IURIS
Pezniok, Slovakia
www.viaiuris.sk

10. Frank Bold
Brno, Cộng hoà Séc
en.frankbold.org

11. Donald K. Anton
Giáo sư Luật Quốc tế
Griffith Law School, Griffith University
Queensland, Australia

12. Jeanette de Noack
Luật sư và Giám đốc điều hành
Alianza de Derecho Ambiental y Agua (ADA)
Guatamala City, Guatemala

13. Jennifer Gleason
Luật sư
Liên minh Toàn cầu Luật Môi trường
Eugene, Mỹ

14. Dr. Elifuraha Laltaika
Giảng viên luật
Đại học Makumira & Advocate Tumaini thuộc Toà án tối cao Tanzania
Arusha, Tanzania

15. Gines Ruiz Maciá
Eduardo Salazar Ortuño
Asociación Para La Justicia Ambiental (AJÁ)
Murcia, Tây Ban Nha

16. Elizabeth Mitchell
Luật sư
Environmental Law Alliance Worldwide
Seattle, Mỹ

17. Laura Palmese
Luật sư môi trường
Tegucigalpa, Honduras

18. Jennifer Ramos
Luật sư môi trường
Tanggol Kalikasan
Philippines

19. Leo Saldanha
Nhóm hỗ trợ môi trường
Bangalore, Ấn Độ

20. Professor Calvin Sandborn
Giám đốc pháp lý
Trung tâm luật môi trường UVic
Khoa Luật, Đại học Victoria
Victoria, BC, Canada

21. Alejandra Serrano
Luật sư môi trường
Cancun, Mexico

22. Charlie Tebbutt
Văn phòng luật Charles M. Tebbutt, P.C
Eugene, Mỹ
Chia sẻ lên mạng xã hội: