5:30 SA - Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

Chính Phủ mới liệu có khá hơn trong việc bảo vệ rừng và chống biến đổi khí hậu



Những bài học đắt giá mà Việt Nam đã phải đối mặt trong nhiều năm qua đó là tài nguyên rừng càng ngày càng suy giảm, nhiều diện tích rừng gần như bị xoá sổ vĩnh viễn, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiểm hoạ mang tính toàn cầu: biến dạng hệ sinh thái, thay đổi khí hậu và gia tăng các hiểm hoạ thiên nhiên... từng ngày đe doạ trực tiếp đến đời sống con người.

 
Hình ảnh: Rừng thông rộng 156ha và có tuổi thọ trên 45 năm tại Gia Lai sẽ bị chặt hạ và thay thế thành dự án sân golf thuộc FLC. ( Hình ảnh: Quyết Hồ )



Hiểm hoạ luôn được nhắc đến nhưng cứ hết đời này đến đời khác - Chính phủ vẫn luôn không rõ ràng:

Dak Lak là một trong những tỉnh có diện tích rừng đứng đầu cả nước, với tổng diện tích đất có rừng là 640.527ha, phong phú về hệ sinh thái, đa dạng sinh học. Rừng ở Dak Lak nói riêng, Tây Nguyên nói chung có chức năng phòng hộ, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn cho toàn bộ hệ thống canh tác nông nghiệp, phòng hộ biên giới. Đặc biệt, phần lớn diện tích rừng Dak Lak là rừng đầu nguồn ảnh hưởng đến dòng chảy của các con sông lớn của khu vực duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ: hệ thống sông Sêrêpôk, sông Ba, sông Hinh, Đồng Nai... Chính vì vậy, ở Dak Lak rừng không chỉ giữ vị trí quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học...mà còn có ý nghĩa quan trọng đến đời sống dân sinh, kinh tế, xã hội...

Tuy nhiên, tổng hợp thống kê hiện trạng rừng từ năm 2006 - 2010 cho thấy: diện tích rừng bị mất của toàn tỉnh là 8.533ha, trong đó 8.447ha rừng tự nhiên. Nguyên nhân chính dẫn tới mất rừng tự nhiên là do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang các mục đích khác như làm các công trình giao thông, thuỷ điện, thuỷ lợi, trồng cao su.... Ông Phạm Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp - Văn phòng Chính phủ, cho biết tại Kết luận số 12 của Bộ Chính trị năm 2011, chỉ tiêu đặt ra năm 2015 độ che phủ rừng Tây Nguyên là 58%, năm 2020 là 59%. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, Tây Nguyên đã mất 462.000 ha, độ che phủ rừng Tây Nguyên giảm 5,98% và rừng vẫn tiếp tục bị phá. Bên cạnh đó, chất lượng rừng tự nhiên ngày càng suy giảm nghiêm trọng.


Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trong nhiều năm qua đã khiến diện tích và trữ lượng rừng Tây Nguyên suy giảm nghiêm trọng. Diện tích rừng Tây Nguyên đang ở mức không thể để thấp hơn được nữa, chỉ còn chưa đầy 46% độ che phủ. Đáng nói, trên 70% diện tích là rừng nghèo kiệt; rừng trung bình và rừng giàu còn lại rất ít, tập trung ở các khu vực rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn. "Tây Nguyên phải bảo vệ được diện tích rừng hiện có. Đối với diện tích phát triển lâm nghiệp, dứt khoát phải trồng rừng và trồng rừng thâm canh" - Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh.


Mặc dù rừng Tây Nguyên đã đến ngưỡng không thể để mất thêm nhưng thực tế các tỉnh vẫn đề xuất chuyển đổi hàng ngàn hecta rừng.

Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là Chính Phủ đóng vai trò chỉ đạo như thế nào xuống các ban ngành và các cấp địa phương để quyết liệt bảo vệ rừng, hay chỉ là việc dựng phông bạt như đề ra các chính sách bảo vệ và phát triển rừng nhưng rừng lại " rỗng ".


Hoàn thiện chính sách để khuyến khích người dân bảo vệ, phát triển rừng - Chỉ có thể ở trong cổ tích 

Năm 2019 là năm thứ 3 thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Đây là chương trình nhằm cụ thể hoá mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 42% vào năm 2020. Cũng theo lời của Phó Thủ tướng thì không nên " cực đoan " cấm tuyệt đối việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng: " Rừng gắn với bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân. Do đó, khi thực sự cần thiết vẫn có thể xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhưng phải tính toán và thực hiện một cách chặt chẽ, chỉ chuyển đổi nhằm đạt lợi ích cao nhất cho người dân và cộng đồng. Việc chuyển đổi phải đi đôi với trồng rừng thay thế", Phó Thủ tướng khẳng định.

Giờ thì các bạn có thể hiểu tại sao khi càng hoàn thiện chính sách bảo vệ, phát triển rừng chúng ta lại càng mất rừng nhanh hơn và đó là câu truyện chỉ tồn tại trong cổ tích. Vì nếu chỉ cố gắng hoàn thiện chính sách này mà không đi song hành cùng " nâng cao hiệu quả của chính sách ", khắc phục những điểm bất cập khác trong chính sách đương cử đó là sự liên kết giữa thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Đặc biệt, do chính sách chỉ tập trung vào việc nâng cao diện tích rừng bằng các chương trình trồng mới đã dẫn đến việc xem nhẹ tầm quan trọng của việc phục hồi các chức năng và dịch vụ hệ sinh thái và công tác bảo tồn sự đa dạng sinh học.

Đây cũng là những lỗ hổng lớn trong chính sách bảo vệ, phát triển rừng của Chính Phủ Việt Nam, đương cử như những vụ việc liên quan tới rừng mà gặp rất nhiều phản đối từ người dân khắp cả nước:

- Phát triển khu du lịch bên trong lõi rừng Quốc Gia Tam Đảo - Dự án thuộc về Sun Group tổng diện tích khai thác 49ha
https://www.tambao.net/ai-bao-ke-cho-sungroup-pha-rung-quoc-gia-tam-dao-bien-thanh-dac-khu-nhu-da-lam-voi-ba-na.html


Nguồn ảnh: Zing


- Chặt rừng chôn gỗ xuống đất tại Lâm Đồng - Do nhóm được giao nuôi rừng, giữ rừng lại đi phá rừng, khiến hàng ngàn ha rừng mất trắng.
https://www.facebook.com/257195361810062/posts/847964612733131/?d=n 

- Phá rừng Pơ mu cổ thụ trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn

https://danviet.vn/pha-rung-po-mu-co-thu-moi-ruot-vuon-quoc-gia-tren-noc-nha-dong-duong-20210426183120808.htm?fbclid=IwAR3nmEK4fTXfK4l6-FU95sSRiZqoqQyRUlMoL6YpWPoS9EaFuCJPwSr4kkE


500 vị đại biểu Quốc Hội khoá mới và Chính Phủ lâm thời sẽ hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam ra sao???

Đây là câu hỏi chắc hẳn chúng ta ai ai cũng đều nghĩ tới khi mà càng ngày sự cảm nhận của mỗi cá nhân sống trong xã hội này phải đối mặt rõ ràng hơn. Suy giảm chất lượng không khí, ô nhiễm môi trường, tình trạng đất đai khô cằn, xói mòn... Liệu Chính Phủ mới và 500 vị đại biểu Quốc Hội khoá mới sẽ làm gì để bớt phải đánh đổi và quan trọng là giữ được nhưng lời nói cam kết về bảo vệ và phải có trách nhiệm với thế hệ mai sau.

Cá nhân tôi hoàn toàn tin vào những nhận định rất đúng của Bộ trưởng bộ TN&MT Trần Hồng Hà khi ông phát biểu: " Bối cảnh thế giới hiện nay đang phải nỗ lực chạy đua với thời gian để giải quyết những thách thức, khủng hoảng mang tính khẩn cấp toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm và mất đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Những thách thức và khủng hoảng đó nếu không có hành động kịp thời sẽ để lại những hệ luỵ vô cùng to lớn, không thể đảo ngược lên môi trường sống và sức khoẻ của chính chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau, kèm theo tình trạng đói nghèo, bất bình đẳng và nguy cơ mất an ninh lương thực vì thế cũng ngày một thêm trầm trọng "

Giờ chỉ còn là nhìn vào hành động và sự quyết liệt của Bộ trưởng bộ TN&MT Trần Hồng Hà nói riêng, của Chính Phủ nói chung trong sự thúc đẩy bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

" Trồng cây vì một Việt Nam xanh cho các thế hệ hôm nay và mai sau cũng chính là sửa chữa, khắc phục những sai lầm trong ứng xử với tự nhiên trong suốt thời gian dài vừa qua, đưa Việt Nam trở thành một tấm gương mẫu mực, một điểm đến hấp dẫn về cuộc sống hài hoà với thiên nhiên trên bản đồ thế giới" - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.



Nguồn ảnh: Internet chụp từ vệ tinh








Chia sẻ lên mạng xã hội: