Sự tàn phá của Tetra Paks bao trùm các bãi biển và thị trấn của Việt Nam
Tóm tắt sơ lược về công ty Tetra Pak:
Tetra Pak là một công ty sản xuất bao bì và chế biến thực phẩm đa quốc gia của Tetra Laval, có trụ sở chính tại Lund, Thụy Điển và Lausanne, Thụy Sĩ. Công ty Tetra Pak được sáng lập bởi Ruben Rausing vào năm 1951, hiện tại người điều hành công ty này là Dennis Jönsson.
Công ty CP Tetra Pak Việt Nam được thành lập vào năm 2003 trên cơ sở chuyển đổi hoạt động của Văn Phòng đại diện có mặt tại Việt Nam từ năm 1994. Tetra Pak Việt Nam là công ty con của Tập đoàn Tetra Pak. Với sự hỗ trợ về công nghệ và kỹ thuật của công ty mẹ, Tetra Pak Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những doanh nghiệp uy tín nhất chuyên cung cấp các giải pháp đóng gói thực phẩm dạng lỏng. Với lịch sử phát triển 20 năm tại Việt Nam, Tetra Pak đã khẳng định được thương hiệu “phát triển gắn liền với cộng đồng và môi trường”. Sản phẩm bao bì Tetra Pak được các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm đóng hộp hàng đầu Việt Nam như Nestle, Coca–Cola, Vinamilk, Tribeco, Hanoi Milk, Elovi, Unif, Cadbury… tin dùng.
Điều gì đang thực sự diễn ra đối với Môi Trường:
Hơn 8 tỷ vỏ hộp sữa từ công ty Tetra Paks được bán hàng năm tại Việt Nam - và chỉ một vài phần trăm chúng được tái chế. Điều này đã gây ra một tác động tàn phá đến môi trường kinh khủng.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Thắm cứ chỉ về phía bãi cát yên tĩnh phía trước ngôi nhà tại biển Long Hải và nói: “ Tôi cảm thấy như tất cả thời gian của tôi làm là thu thập rác thải từ những vỏ hộp sữa đầy trên bãi cát. Mỗi sáng tôi nhặt chúng và có thể lấp đầy khoảng ba hoặc bốn túi rác, nhưng sau đó những cơn sóng sẽ lại đẩy rác phủ đầy bãi biển".
Những vỏ hộp sữa không phải là rác thải duy nhất trên bờ biển ở đây; chúng gồm chai Coca-Cola trôi nổi trên những hàng liễu bên cạnh những đôi giày kỳ quặc, những chiếc túi đựng rác và những mảnh bìa cứng. Một hoặc hai lần một năm, có một xác chết. Vỏ từ các hộp sữa là khó khăn nhất, bà Thắm giải thích:” Tôi có thể thoát khỏi mọi thứ khác vì những người nhặt rác địa phương sẽ mua nhựa và giấy từ tôi, tôi gọi cảnh sát cho các xác chết. Nhưng không ai nhận thu gom những vỏ hộp sữa."
”
Nguyễn Thị Ngọc Thắm và con trai Phúc Thịnh tại bãi biển Long Hải ở phía Nam Việt Nam.
Khi phóng viên báo Guardian hỏi về Tetra Pak với công ty đang tái chế chất thải của Tetra Pak, công ty nói với chúng tôi rằng có hai cơ sở ở Việt Nam: nhà máy Đồng Tiến ở Bình Tánh và Thuận An ở Bình Dương. Đồng Tiến mời phóng viên báo Guardian đến thăm còn Thuận An từ chối trả lời.
Cửa hàng bán sữa tại TP. Hồ Chí Minh
Tetra Pak nói với Guardian rằng họ đang tái chế 18.000 tấn thùng mỗi năm, với 93.000 gói mỗi tấn, điều đó có nghĩa là họ hiện đang tái chế khoảng 20% sản lượng và nhà máy tái chế chính cho họ là Đồng Tiến.
Nhưng trong chuyến tham quan nhà máy Đồng Tiến, Phó giám đốc Phan Quyết Tiến đã nói rằng mặc dù vào lúc cao điểm năm 2016, nhà máy đã xử lý 300-400 tấn bao bì Tetra Pak một tháng, nhưng giờ Đồng Tiến chỉ xử lý 100 tấn trong cùng khung thời gian. Vì vậy, lúc cao điểm Đồng Tiến đã tái chế chỉ 5,5% (hơn một năm) tất cả các vỏ hộp sữa được bán tại Việt Nam. Bây giờ, theo phó giám đốc chia sẻ thì nó đã giảm xuống chỉ còn hơn 1%. Và phó giám đốc Quyết Tiến không nhận thấy sự hợp tác giữa Tetra Pak và nhà máy tái chế Thuận An. Theo hiểu biết của ông, đã từng có một nhà máy khác ở Long An có thể tái chế bao bì, nhưng không còn có thể làm như vậy.
Có thể tái chế các vỏ hộp sữa Tetra Pak, nhưng chỉ khi bạn có hệ thống và công nghệ phù hợp. Trước đây, chúng tôi đã mua chất thải Tetra Pak trực tiếp từ Tetra Pak, và chúng tôi cũng đã mua các hộp sữa từ những người thu gom và người nhặt rác trên toàn quốc. Nhưng sau này đã chứng minh là không hiệu quả về mặt tài chính, và chúng tôi không thể kiếm được lợi nhuận.
Phan Quyết Tiến, phó giám đốc nhà máy tái chế giấy Đồng Tiến
Hiện tại,nhà máy Đồng Tiến chỉ chấp nhận chất thải được gửi trực tiếp bởi chính các công ty sữa trực thuộc Tetra Pak. Quy từ 30% đến 50% sản phẩm là nhôm và nhựa, còn lại là giấy,ông Quyết Tiến nói: “ Nhưng đó không chỉ đơn giản là vấn đề nghiền các tông hoặc làm chảy nhựa - chúng ta phải trích xuất từng lớp riêng biệt và xử lý tất cả chúng theo những cách khác nhau. Quy trình vẫn không hiệu quả về mặt chi phí, nhưng đó là trách nhiệm xã hội của chúng để làm những gì họ có thể giúp môi trường - ngay cả khi điều đó là không đủ. Chúng tôi rất thích có thể tái chế các thùng giấy mà mọi người sử dụng và vứt đi sau đó - tôi chắc chắn nhiều nhà máy tái chế sẽ - nhưng chúng tôi nhận được rất ít sự hỗ trợ từ chính Tetra Pak và chúng tôi không phải là một tổ chức từ thiện.”
Kết quả là Việt Nam trở thành một đất nước ngập tràn với những rác thải từ vỏ hộp sữa. Bạn sẽ thấy các bãi rác thải bên ngoài các trường tiểu học và nhà trẻ: một triệu học sinh tiểu học nhận được một hộp sữa miễn phí ở trường mỗi ngày, nhờ vào một dự án của chính phủ do Tetra Pak hỗ trợ. Chương trình này được thí điểm ở 30 trường mẫu giáo, nhưng những gì xảy ra với năm triệu hộp sữa vào cuối mỗi tuần học vẫn phụ thuộc vào tổ chức. Chị Phùng Thị Dung, 38 tuổi là một giáo viên trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Bà Rịa trong vòng mười năm chia sẻ rằng: Chúng tôi cố gắng thu gom càng nhiều vỏ hộp sữa như chúng tôi có thể làm. Tuy nhiên, sau đó chúng bị ném đi và tôi không biết chắc nó sẽ kết thúc ở đâu.”
Xả rác trên một bãi biển ở tỉnh Bình Thuận
Trên bãi biển Long Hải, cô Ngọc Thắm chắc chắn phải làm gì với những rác thải từ vỏ hộp sữa mà cô đã thu gom về. Mỗi tuần một lần cô đốt chúng sau khi bảo đứa con trai 14 tuổi của mình Phúc Thịnh vào trong nhà và hướng dẫn anh ta đóng tất cả các cửa sổ và cửa ra vào để ngăn khói bốc vào bên trong. Hàng xóm gần nhất của cô - một cặp vợ chồng già có túp lều bãi biển cách đó 300m - thường xuyên đi xuống phía nhà cô để phàn nàn về mùi hôi.
Những người sống quanh khu vực rác thải, thừa nhận họ cũng không biết phải giải quyết vấn đề như thế nào. Bà Thị Anh 75 tuổi, làm việc cùng với cháu trai của mình để phân loại những bao rác bỏ đi từ những người nhặt rác từ khắp vùng. Vào khoảng năm 2013, số lượng hộp sữa được mang đến cho chúng tôi bắt đầu tăng lên đáng kể. Chúng tôi đã mua chúng khi bắt đầu, bởi vì ai đó nói với chúng tôi rằng các nhà máy tái chế sẽ mua chúng để làm ngói lợp. Nhưng khi chúng tôi đưa họ đến nhà máy, họ nói rằng điều đó là không thể và họ đã đuổi chúng tôi đi. Cuối cùng, bà ấy đã đốt những thùng vỏ hộp sữa trong một bãi rác không có phép. Khói từ chúng rất mạnh và tôi đã ho trong một tuần.
Phó giám đốc của Đồng Tiến nói: Bà Thị Anh đã đúng về một điều, thùng giấy Tetra Pak có thể được chế tạo thành ngói lợp tôn - sử dụng từ 95% đến 97% bao bì nhiều lớp trong quy trình. Trung bình, chúng tôi sản xuất 5.000 viên gạch mỗi tháng. Thật không may, chúng cũng đắt gấp đôi so với ngói lợp bình thường. Kết quả là, chúng tôi chỉ sản xuất khi có đặt hàng, vì rất ít công ty xây dựng sẵn sàng trả giá đó và chúng tôi không muốn để lại bất kỳ khoản dư thừa nào.
Nhôm từ thùng giấy Tetra Pak tại nhà máy tái chế giấy Đồng Tiến
Vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn vì hồi tháng 5/2018, công ty đã khai trương nhà máy đóng gói nội địa đầu tiên của Việt Nam ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh. Trị giá 110 triệu đô la, nhà máy sẽ có khả năng sản xuất 20 tỷ hộp sữa mỗi năm - báo trước sự gia tăng tiêu thụ sữa được cho là thêm 50%.
Cho đến nay, trong trường hợp không có bất kỳ giải pháp tái chế khả thi về mặt kinh tế, các vỏ hộp sữa Tetra Pak ở khu vực thành thị của Việt Nam được thu thập bởi các dịch vụ thu gom rác đô thị, như Citenco xử lý tại các bãi rác lớn trên toàn quốc. Ở Bà Rịa, các vỏ hộp sữa chủ yếu kết thúc tại một bãi rác thuộc sở hữu của Hàn Quốc trải rộng 30 ha - lớn nhất trong khu vực. Không có phân loại hoặc tái chế liên quan. Nó đã ước tính rằng khoảng 76% -82% chất thải đô thị không thể tái chế ở Việt Nam kết thúc tại các bãi chôn lấp được quản lý. Nhưng đối với những người ở khu vực nông thôn, nơi chỉ có 10% chất thải được thu thập bởi các cơ quan có thẩm quyền, phần lớn cuối cùng bị đổ bên lề đường hoặc dưới biển.
Quảng cáo sữa tại thành phố Hồ Chí Minh
Các chuyên gia môi trường quan tâm. Mia MacDonald là giám đốc điều hành của tổ chức nghiên cứu chính sách Brolder Green. "Tôi thấy lạ và đáng lo ngại khi biết rất ít về những gì xảy ra với bao bì Tetra Pak khi nó được phân phối với số lượng lớn như vậy trên khắp các khu vực như Việt Nam, cô nói: TetPak dường như đã nhìn thấy tiềm năng phát triển ở Đông Nam Á, và hiện đang cố gắng tận dụng điều đó với những hộp sữa nhỏ, sử dụng một lần nhanh chóng được tiêu thụ và sau đó bị vứt đi".
Khi Tetra Pak đến Việt Nam vào năm 1994, việc dùng sữa hộp gần như không tồn tại, trước đây người tiêu dùng luôn luôn là sữa đặc có đường và được tặng cho trẻ sơ sinh và người bệnh. Chúng tôi phải giáo dục khách hàng về sự tiện lợi và an toàn của việc uống sữa từ một hộp sữa nhỏ cầm tay, dùng một lần.
Sản xuất ngói lợp từ thùng giấy Tetra Pak tái chế tại nhà máy tái chế giấy Đồng Tiến
Công ty thừa nhận rằng cần phải thực hiện nhiều hơn nữa để phát triển tái chế trên khắp Việt Nam. Chúng tôi đã chủ động làm việc tái chế từ năm 2004, do thám các nhà tái chế và tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ. Chúng tôi bắt đầu làm việc với người tái chế đầu tiên vào năm 2006, Jason Jason Pelz, giám đốc kinh tế khu vực của Tetra Pak nói rằng: "Chúng tôi đồng ý nhiều nhu cầu cần được thực hiện. Trong vài năm qua, chúng tôi đã làm việc với các đối tác của mình để xây dựng tổng công suất tái chế là 18.000 tấn mỗi năm. Nút thắt là thu thập và phân biệt. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với chính phủ cũng như các đối tác khác để tăng cường thu gom và tái chế vỏ hộp đồ uống tại Việt Nam."
Chúng tôi muốn tăng cường khả năng tái chế bằng cách thảo luận với người tái chế ở phía bắc; Ly Trang, người quản lý Tetra Pak, tại Việt Nam, cho biết sẽ mang lại nhiều thuận tiện hơn trong vận chuyển và hậu cần. Chúng tôi luôn tìm kiếm các đối tác trong lĩnh vực tái chế / thu gom rác thải, những người có cùng tầm nhìn Quản lý, phân loại và thu gom rác thải tại Việt Nam ở giai đoạn trưởng thành nên vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Thêm nữa các sản phẩm tái chế không được người tiêu dùng sắp xếp để được thu gom trong các thùng chứa rác khác nhau và việc thu gom rác tái chế thường được thực hiện một cách tự nguyện bởi những người nhặt rác dựa trên giá trị họ có thể bán cho các cửa hàng thu gom rác. Điều này ảnh hưởng xấu đến việc tái chế hầu hết các vật liệu tái chế, vì rõ ràng bạn khó có thể tái chế hiệu quả khi chất thải đã được trộn lẫn. Chính phủ Việt Nam nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng cơ sở hạ tầng, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ sáng kiến của chính phủ và đang tích cực thực hiện phần của chúng tôi.
Quy trình tái chế phải được hỗ trợ bởi Tetra Pak và ngành công nghiệp sữa, bởi vì họ là những người kiếm được lợi nhuận khổng lồ, ông Quyết Tiến nói thêm rằng nhà máy tái chế Đồng Tiến cần nâng cấp công nghệ chế biến thùng carton, nhưng không đủ khả năng. Nếu Tetra Pak không thể cung cấp cho chúng tôi, chúng tôi sẽ phải bỏ chương trình hoàn toàn và Tetra Pak có thể tìm người mới - hoặc họ có thể thử tự tái chế nó và xem nó khó khăn như thế nào.
Nguồn tại: https://www.theguardian.com/environment/2018/dec/09/billions-discarded-tetra-pak-cover-vietnams-beaches-towns?
Dịch bởi: Sola