Đừng Sợ
Bộ phim Đừng Sợ đề cập đến một thảm hoạ môi trường khủng khiếp dọc bờ biển miền Trung Việt Nam với tên gọi Formosa và những hậu quả của nó còn tác động lên đời sống của người dân đến tận bây giờ.
Chiều ngày 16/3/2019, tổ chức Green Trees đã chính thức công chiếu bộ phim tài liệu với tên gọi là Đừng Sợ - đây là bộ phim đầu tiên nói về phong trào xã hội dân sự tại Việt Nam. Thông qua thảm hoạ môi trường khủng khiếp dọc bờ biển miền Trung Việt Nam với tên gọi Formosa, bộ phim đã vẽ lại một bức tranh về phong trào đấu tranh dân chủ từ năm 2006 đến nay. Làm nổi bật vai trò của XHDS trong cuộc sống.
Suốt từ 2006 đến nay, đã có hàng trăm người biểu tình, những nhà hoạt động, đấu tranh cho chủ quyền biển đảo, cho nhân quyền, cho quyền hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam bị nhà cầm quyền đánh đập, câu lưu, bỏ tù. Tuy nhiên, điều đó vẫn không làm cho những người đấu tranh chùn bước. Sự kiện Formosa là cú hích lớn lao cho phong trào dân chủ ở Việt Nam. Những người khát khao dân chủ đã chính thức vượt qua nỗi sợ, đứng lên thực thi cái quyền của mình. Dù ở cương vị nào trong xã hội, họ vẫn thấy mình cần có trách nhiệm đứng lên cùng nhau vì công lý, vì sự thật.
Mục đích:
1 Đem đến một góc nhìn sâu sắc cho người dân trong nước và các tổ chức quốc tế về thảm hoạ Formosa: Nguyên nhân, tình trạng đền bù và hậu quả tác động đến cuộc sống của người dân trong hiện tại. Để thế hệ sau biết tới một thảm hoạ môi trường kinh khủng nhất đã đánh dấu một trang sử buồn cho nước Việt.
2 Vẽ lên một bức tranh tổng quan về phong trào đấu tranh dân chủ từ 2006 đến nay để mọi người thấy rõ sự hy sinh lớn lao của những người nhiệt huyết. Họ đã phải trả giá bằng máu, bằng những năm tháng tù đày, thậm chí là cái chết. Qua đó xoa dịu nỗi đau cho người thân và gia đình của họ.
3 Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của xã hội dân sự. Khích lệ các cá nhân, tổ chức vượt qua nỗi sợ, chung tay xây dựng một phong trào xã hội dân sự mạnh mẽ, mở rộng không gian quyền lực của người dân, hướng tới một nền dân chủ lành mạnh trong tương lai.
4 Tìm kiếm sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế đối với Việt nam trong vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ nhân quyền cũng như cũng cố năng lực của các tổ chức xã hội dân sự. Hướng tới một sự phát triển bền vững.
1 Đem đến một góc nhìn sâu sắc cho người dân trong nước và các tổ chức quốc tế về thảm hoạ Formosa: Nguyên nhân, tình trạng đền bù và hậu quả tác động đến cuộc sống của người dân trong hiện tại. Để thế hệ sau biết tới một thảm hoạ môi trường kinh khủng nhất đã đánh dấu một trang sử buồn cho nước Việt.
2 Vẽ lên một bức tranh tổng quan về phong trào đấu tranh dân chủ từ 2006 đến nay để mọi người thấy rõ sự hy sinh lớn lao của những người nhiệt huyết. Họ đã phải trả giá bằng máu, bằng những năm tháng tù đày, thậm chí là cái chết. Qua đó xoa dịu nỗi đau cho người thân và gia đình của họ.
3 Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của xã hội dân sự. Khích lệ các cá nhân, tổ chức vượt qua nỗi sợ, chung tay xây dựng một phong trào xã hội dân sự mạnh mẽ, mở rộng không gian quyền lực của người dân, hướng tới một nền dân chủ lành mạnh trong tương lai.
4 Tìm kiếm sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế đối với Việt nam trong vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ nhân quyền cũng như cũng cố năng lực của các tổ chức xã hội dân sự. Hướng tới một sự phát triển bền vững.
Hình 1: Ảnh chụp khách mời tham gia sự kiện
Hình 3: Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến
Hình 4: Thành viên Green Trees Hoàng Thành & Lê Kiên Cường
Hình 5: Thành viên Green Trees
Hình 6: Thành viên Green Trees Thịnh Nguyễn và Lê Kiên Cường
Hình 7: Thành viên Green Trees Đặng Vũ Lượng
Hình 8: Nhạc sĩ Phó Đức Phương chia sẻ về bộ phim
Hình 9: Tiến sĩ Nguyễn Quang A chia sẻ về bộ phim
Hình 10: Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Đại
Hình 11: Thành viên Green Trees Trần Xuân Bách
Hình 12: Ca sĩ Mai Khôi
Hình 14: Bức ảnh sau khi kết thúc sự kiện
Thông điệp từ Green Trees:
ĐỪNG SỢ,
CÔNG CHÚNG ĐÃ SẴN SÀNG CHO MỘT XÃ HỘI DÂN SỰ LÀNH MẠNH & PHÁT TRIỂN.
CÒN CHÍNH QUYỀN, HỌ ĐANG CHỜ ĐỢI ĐIỀU GÌ?
ĐẾN KHI NÀO THÌ TẠI VIỆT NAM, NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ CẦM QUYỀN SẼ ĐƯỢC ĐỐI THOẠI VỚI NHÂN DÂN THÔNG QUA CÁC PHONG TRÀO DÂN SỰ ÔN HÒA VÀ HỢP PHÁP?