Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng
TP. Đà Nẵng: Cử tri bức xúc vì vấn đề ô nhiễm môi trường tại Hội đồng nhân dân
TP. Đà Nẵng được biết đến là thành phố phát triển nhanh về kinh tế và du lịch của Việt Nam. Tuy nhiên, trong kỳ họp gần đây giữa Hội đồng nhân dân thành phố với các cử tri qua chương trình “Giám sát việc kiến nghị của cử tri”, đã có nhiều ý kiến bức xúc từ phía cử tri phản ánh về những “điểm đen” môi trường đang từng ngày “bức tử” người dân.
Người dân bức xúc chỉ chỗ nước thải ra từ Nhà máy thép Dana -Úc
Một trong những “họng cống” bốc mùi hôi thối trên con đường ven biển thuộc phường Thọ Quang, Đà Nẵng
Dòng nước xả thải ra từ côn kênh Phú Lộc có lúc đục ngầu, đen đúa và bốc mùi hôi hám khó chịu
Con kênh “đen” đang ngày ngày “bức tử” thành phố: Cử tri của thành phố Đà Nẵng có phản ánh tình trạng con kênh Phú Lộc nằm trên địa bàn quận Thanh Khê nhưng nhánh chảy của nó dài hàng km chảy qua quận Liên Chiểu. Mà đoạn kênh này là khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp ở Hòa Khánh, khu dân cư lao động… Vì vậy, con kênh chính là nơi hứng các nguồn nước xả thải từ khu công nghiệp, khu dân cư trước khi đổ ra biển Đà Nẵng. Điều đó cũng lý giải vì sao nước con kênh luôn có màu xanh đen, đục ngầu và thi thoảng lại thấy cá chết nổi trắng mặt kênh. Chính tình trạng ô nhiễm của con kênh Phú Lộc đã gây nên sự bức xúc kéo dài nhiều năm nay của người dân sống trong khu vực gần con kênh. Mặc dù, thành phố đã tìm nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm của con kênh nhưng kết quả vẫn chưa triệt để và chưa thỏa ý nguyện của người dân. Vậy nên, con kênh Phú Lộc vẫn đang là “điểm đen” môi trường của thành phố Đà Nẵng cần được ưu tiên giải quyết.
Những bãi rác tự phát trên vỉa hè Đà Nẵng gây mất mỹ quan đô thị và có mùi hôi thối
Lá phổi xanh Sơn Trà bị “đâm nát” bởi sắt thép các dự án du lịch
Trong 1 ngày, 13.000 m2 đất rừng thành đất ở cho Giám đốc Sở tài nguyên Yên Bái
(GDVN) - Chỉ trong 1 ngày, 06 quyết định có số liên tiếp nhau được cấp dưới ký để chuyển hàng ngàn mét vuông đất rừng sang đất ở cho nhà ông Giám đốc Sở Tài nguyên.
Ngày 20/7/2015, ông Nguyễn Yên Hiền, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái đã “vung bút” ký liên tiếp 06 quyết định chuyển đổi hơn 13 ngàn mét vuông đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản sang… "đất ở" cho gia đình ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái.
Đó là các Quyết định số 2356, 2357, 2358, 2359, 2360 và 2361, tổng diện tích của 06 quyết định “siêu tốc” này là 13 ngàn 272 mét vuông đất rừng, đất trồng cây lâu năm, đất thủy sản "biến" thành đất ở.
Đến ngày 02/6/2016, lại chính ông Nguyễn Yên Hiền ký tiếp Quyết định số 1639/QĐ-UBND để chuyển đổi 308 mét vuông cho gia đình ông Quý.
Tháng 9/2016, ông Phạm Sỹ Quý được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái. Ảnh Báo Tài nguyên Môi trường.
Như vậy, sau 07 quyết định của Ủy ban thành phố Yên Bái (trong đó 06 quyết định ký 01 ngày), gia đình ông Giám đốc Sở Tài nguyên đã có khu “đất ở” với tổng diện tích 13.577m2, và hợp thành một khu đất rộng bao la ở tổ 42, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái.
Người đứng tên quyết định là vợ ông Quý - bà Hoàng Thị Huệ, sinh năm 1975, thường trú tại tổ 51, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái.
Căn cứ mà ông Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái “vung bút” là Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 12/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái "về việc xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) của thành phố Yên Bái".
Theo chức năng, nhiệm vụ thì chính Sở Tài nguyên Môi trường, nơi ông Quý đang làm Giám đốc là đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh để ban hành Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 12/5/2014.
Khu đất của gia đình ông Quý, với những công trình mà nhiều dân địa phương phải trầm trồ, khen ngợi. Ảnh Hải Ninh
Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 12/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phần “Cơ quan, chủ đầu tư” lại chỉ ghi tên “người dân”, chứ không hề ghi là gia đình Giám đốc Sở Tài nguyên;
Phần “Quy mô diện tích dự kiến thực hiện” ghi là 2,98 héc ta, trong đó đất trồng lúa là 03 héc ta, đất khác là 2,68 héc ta… Quyết định cũng ghi rõ, thời gian thực hiện và hoàn thành là năm 2016.
Như vậy, gia đình ông Quý đã đi trước “người dân” 1 bước, khi tháng 7/2015 đã hoàn thành việc chuyển đổi mục đích và trong số 2,68 héc ta "đất khác" mà tỉnh quy hoạch cho phép người dân chuyển đổi thì gia đình ông Giám đốc Sở đã “ôm trọn” hơn 1,3 héc ta (chiếm gần 50%) diện tích.
Người đề xuất ký các quyết định trên chính là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Yên Bái – đây là cấp dưới (theo ngành dọc) của ông Quý.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 07/6/2017, lúc đầu, ông Phạm Sỹ Quý không thừa nhận đây là khu đất của gia đình ông.
Ông Quý cho rằng: “Đấy không phải nhà tôi. Tôi làm gì có nhiều đất như vậy…”.
Khi phóng viên đặt câu hỏi: “Thế người đứng tên là bà Hoàng Thị Huệ, sinh năm 1975, ở tổ 51 phường Minh Tân không phải là vợ ông?”.
Lúc này ông Quý lại biện bạch: “Huệ đúng là vợ tôi, nhưng đất không phải của tôi…”.
Lòng vòng mãi tới khi phóng viên trưng ra bằng chứng “không thể chối cãi” thì ông Giám đốc Sở Tài nguyên mới thừa nhận đây chính là khu đất gia đình ông và bản thân ông đang phải làm “giải trình” cho lãnh đạo tỉnh.
Cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái xác nhận đây là khu đất gia đình ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường.
“Tôi đã nắm được sự việc này và tỉnh cũng đang yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái và Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh làm rõ quy trình, thủ tục chuyển đổi. Tỉnh cũng đang yêu cầu ông Quý báo cáo giải trình…”, ông Khánh cho biết.
Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng liên hệ làm việc với ông Đỗ Đức Duy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái. Mặc dù nắm được nội dung mà báo chí đang xác minh, làm rõ liên quan đến khu đất gia đình ông Giám đốc Sở Tài nguyên nhưng ông Duy từ chối phát ngôn và hướng dẫn phóng viên làm việc với Chánh Văn phòng tỉnh.
Vụ việc ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái “thâu tóm” hơn 13 ngàn mét vuông đất rừng, đất thủy sản rồi chuyển đổi sang đất ở để xây các công trình quy mô đồ sộ là điều khó có thể chấp nhận được? Ai đang đứng ra che chắn, để cho các cơ quan chức năng và các cá nhân làm như vậy?
Vào ngày 09/9/2016, ông Phạm Sỹ Quý (sinh năm 1971) được bà Phạm Thị Thanh Trà, lúc này là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (hiện bà Trà là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái) ký quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. Trả lời trên báo chí, bà Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, việc bà ký bổ nhiệm ông Quý là thừa hành theo luật định ở vị trí mà bà đang đương nhiệm chứ không phải là quyết định cá nhân. "Quy trình bổ nhiệm là cực kỳ chặt chẽ, không có gì để gọi là ưu ái trong trường hợp này", bà Trà khẳng định.
- Hải Ninh-
Sơn Trà không chỉ "lá phổi"mà còn là "dạ dày",thưa Phó Thủ Tướng
Green Trees nhận định đây là một bài viết quá thâm thúy:
Sơn Trà không chỉ là “lá phổi xanh” mà còn phải là “cái dạ dày” để nuôi cơ thể. Hủy hoại Sơn Trà là một tội ác nhưng không đánh thức Sơn Trà thì phải chăng, cũng là tội lỗi?
Những ngày qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã vào Sơn Trà (Đà Nẵng) để trực tiếp nắm bắt tình hình, tìm giải pháp khả thi nhất cho bán đảo này. Việc làm của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được dư luận hoan nghênh bởi nó xóa đi cái cung cách bàn giấy, duyệt dự án qua hồ sơ trong phòng máy lạnh.
Đặc biệt sau chuyến đi thị sát, Phó Thủ tướng đã yêu cầu tạm dừng mọi hoạt động trên tất cả các dự án trong 3 tháng đã thể hiện sự cẩn trọng trước khi quyết định một vấn đề hệ trọng, không chỉ liên quan đến bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng mà còn là sự quan tâm của cả nước.
Với tư cách một nhà báo, xin gửi tới Phó Thủ tướng mấy suy nghĩ của cá nhân tôi.
Trước khi bày tỏ quan điểm, xin kể lại 4 sự việc mà người viết bài này đã trực tiếp tham gia, tất nhiên cũng với tư cách nhà báo.
Việc thứ nhất là cách đây gần 20 năm, khi triển khai dự án cáp treo Yên Tử, các nhà đầu tư và chính quyền Quảng Ninh đã gặp phải rất nhiều ý kiến phản đối với đủ các lý do, nào là phá vỡ cảnh quan, hủy hoại di tích, động chạm cõi tâm linh. Song, câu hỏi đặt ra là không làm cáp treo thì làm gì để bảo vệ Đường Tùng và giải quyết nhu cầu chính đáng của hàng vạn phật tử, khách du lịch mỗi ngày, hàng trăm vạn du khách mỗi năm ngoài phương án xây dựng cáp treo? Giờ đây thì hiệu quả của tuyến cáp treo này như thế nào, chắc ai cũng biết. Đường Tùng đã “thoát chết” trong gang tấc, được bảo vệ.
Việc thứ hai, cùng thời điểm trên, có một dự án (hình như của Na Uy hay Đan Mạch) viện trợ để thay nước Hồ Tây “uống được”. Dự án này cũng vấp phải sự phản đối gay gắt, có Đại biểu Quốc hội còn cho rằng thay nước Hồ Tây “uống được” là vô nhân đạo vì “nước sinh hoạt còn thiếu” và cuối cùng thì Hồ Tây đến nay cơ bản đã “tử vong”, nước sinh hoạt thiếu vẫn thiếu.
Việc thứ ba là dự án thay nước hồ Gươm cũng không thực hiện được và giờ đây, Hồ Gươm thế nào chắc ai cũng biết. Số phận của Cụ Rùa truyền thuyết cuối cùng cũng “đã bỏ ta đi”.
Việc thứ tư, cách đây máy tháng, tôi có lên Fansipan, nóc nhà của Tổ quốc đã tận mắt chứng kiến sự hân hoan, kiêu hãnh và niềm hạnh phúc hiện lên trên gương mặt tất cả mọi người, nhất là các cụ già và em thơ. Một nhà thơ bạn vong niên của tôi ở tận miền cực Nam khi đứng dưới lá cờ ở nóc nhà Tổ quốc, gọi điện cho tôi đã bật khóc.
Tất nhiên, như hầu hết các dự án, khi triển khai, những nhà đầu tư đều vấp phải sự phản ứng quyết liệt và phải nhờ sự kiên quyết, công trình mới được thực hiện.
Từ những câu chuyện trên cho thấy vẫn là sự gian nan của bài toán muôn thủa: Bảo tồn – phát triển và ngược lại của ngành du lịch.
Trở lại với Sơn Trà, cá nhân tôi cho rằng cũng không ngoài “qui luật” này. Vấn đề ở đây là phải xử lý hài hòa giữa ba mối quan hệ: An ninh quốc phòng, môi trường và phát triển kinh tế.
Chúng ta không đổi an ninh quốc phòng hay môi trường lấy kinh tế nhưng cũng không coi nhẹ sự phát triển kinh tế bởi theo suy nghĩ của người viết bài này, với những gì đã và đang có, Đà Nẵng khó có con đường nào để lựa chọn ngoài du lịch và phát triển công nghệ cao. Trong khi thực trạng, phát triển công nghệ chưa hiệu quả.
Vì thế, việc khai thác Sơn Trà đối với Đà Nẵng là nhu cầu cần thiết để phát triển du lịch nhằm nâng cao đời sống cho người dân thành phố cũng như góp phần vào ngân sách quốc gia.
Sơn Trà có là kho vàng thì cũng phải khai thác, đưa vào sử dụng bởi nếu chôn dưới đất thì vàng khác gì đất dá. Có là “tiên nữ” thì cũng nên “đánh thức” để tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước chứ không thể để “người đẹp ngủ trong rừng”. Sơn Trà không chỉ là “lá phổi xanh” mà còn phải là “cái dạ dày” để nuôi cơ thể.
Tôi hi vọng rằng sau 3 tháng, Phó Thủ tướng sẽ cùng với các chuyên gia, nhà khoa học, nhà kinh tế tìm ra giải pháp tối ưu nhất để phát triển Sơn Trà một cách hài hòa, bền vững, hiệu quả.
Hủy hoại Sơn Trà là một tội ác nhưng không đánh thức Sơn Trà thì phải chăng, cũng là tội lỗi?
- Bùi Hoàng Tám -
Sơn Trà không chỉ là “lá phổi xanh” mà còn phải là “cái dạ dày” để nuôi cơ thể. Hủy hoại Sơn Trà là một tội ác nhưng không đánh thức Sơn Trà thì phải chăng, cũng là tội lỗi?
Những ngày qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã vào Sơn Trà (Đà Nẵng) để trực tiếp nắm bắt tình hình, tìm giải pháp khả thi nhất cho bán đảo này. Việc làm của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được dư luận hoan nghênh bởi nó xóa đi cái cung cách bàn giấy, duyệt dự án qua hồ sơ trong phòng máy lạnh.
Đặc biệt sau chuyến đi thị sát, Phó Thủ tướng đã yêu cầu tạm dừng mọi hoạt động trên tất cả các dự án trong 3 tháng đã thể hiện sự cẩn trọng trước khi quyết định một vấn đề hệ trọng, không chỉ liên quan đến bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng mà còn là sự quan tâm của cả nước.
Với tư cách một nhà báo, xin gửi tới Phó Thủ tướng mấy suy nghĩ của cá nhân tôi.
Trước khi bày tỏ quan điểm, xin kể lại 4 sự việc mà người viết bài này đã trực tiếp tham gia, tất nhiên cũng với tư cách nhà báo.
Việc thứ nhất là cách đây gần 20 năm, khi triển khai dự án cáp treo Yên Tử, các nhà đầu tư và chính quyền Quảng Ninh đã gặp phải rất nhiều ý kiến phản đối với đủ các lý do, nào là phá vỡ cảnh quan, hủy hoại di tích, động chạm cõi tâm linh. Song, câu hỏi đặt ra là không làm cáp treo thì làm gì để bảo vệ Đường Tùng và giải quyết nhu cầu chính đáng của hàng vạn phật tử, khách du lịch mỗi ngày, hàng trăm vạn du khách mỗi năm ngoài phương án xây dựng cáp treo? Giờ đây thì hiệu quả của tuyến cáp treo này như thế nào, chắc ai cũng biết. Đường Tùng đã “thoát chết” trong gang tấc, được bảo vệ.
Việc thứ hai, cùng thời điểm trên, có một dự án (hình như của Na Uy hay Đan Mạch) viện trợ để thay nước Hồ Tây “uống được”. Dự án này cũng vấp phải sự phản đối gay gắt, có Đại biểu Quốc hội còn cho rằng thay nước Hồ Tây “uống được” là vô nhân đạo vì “nước sinh hoạt còn thiếu” và cuối cùng thì Hồ Tây đến nay cơ bản đã “tử vong”, nước sinh hoạt thiếu vẫn thiếu.
Việc thứ ba là dự án thay nước hồ Gươm cũng không thực hiện được và giờ đây, Hồ Gươm thế nào chắc ai cũng biết. Số phận của Cụ Rùa truyền thuyết cuối cùng cũng “đã bỏ ta đi”.
Việc thứ tư, cách đây máy tháng, tôi có lên Fansipan, nóc nhà của Tổ quốc đã tận mắt chứng kiến sự hân hoan, kiêu hãnh và niềm hạnh phúc hiện lên trên gương mặt tất cả mọi người, nhất là các cụ già và em thơ. Một nhà thơ bạn vong niên của tôi ở tận miền cực Nam khi đứng dưới lá cờ ở nóc nhà Tổ quốc, gọi điện cho tôi đã bật khóc.
Tất nhiên, như hầu hết các dự án, khi triển khai, những nhà đầu tư đều vấp phải sự phản ứng quyết liệt và phải nhờ sự kiên quyết, công trình mới được thực hiện.
Từ những câu chuyện trên cho thấy vẫn là sự gian nan của bài toán muôn thủa: Bảo tồn – phát triển và ngược lại của ngành du lịch.
Trở lại với Sơn Trà, cá nhân tôi cho rằng cũng không ngoài “qui luật” này. Vấn đề ở đây là phải xử lý hài hòa giữa ba mối quan hệ: An ninh quốc phòng, môi trường và phát triển kinh tế.
Chúng ta không đổi an ninh quốc phòng hay môi trường lấy kinh tế nhưng cũng không coi nhẹ sự phát triển kinh tế bởi theo suy nghĩ của người viết bài này, với những gì đã và đang có, Đà Nẵng khó có con đường nào để lựa chọn ngoài du lịch và phát triển công nghệ cao. Trong khi thực trạng, phát triển công nghệ chưa hiệu quả.
Vì thế, việc khai thác Sơn Trà đối với Đà Nẵng là nhu cầu cần thiết để phát triển du lịch nhằm nâng cao đời sống cho người dân thành phố cũng như góp phần vào ngân sách quốc gia.
Sơn Trà có là kho vàng thì cũng phải khai thác, đưa vào sử dụng bởi nếu chôn dưới đất thì vàng khác gì đất dá. Có là “tiên nữ” thì cũng nên “đánh thức” để tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước chứ không thể để “người đẹp ngủ trong rừng”. Sơn Trà không chỉ là “lá phổi xanh” mà còn phải là “cái dạ dày” để nuôi cơ thể.
Tôi hi vọng rằng sau 3 tháng, Phó Thủ tướng sẽ cùng với các chuyên gia, nhà khoa học, nhà kinh tế tìm ra giải pháp tối ưu nhất để phát triển Sơn Trà một cách hài hòa, bền vững, hiệu quả.
Hủy hoại Sơn Trà là một tội ác nhưng không đánh thức Sơn Trà thì phải chăng, cũng là tội lỗi?
- Bùi Hoàng Tám -
Green Trees đề xuất giải pháp để không phải chặt 1300 cây xanh
Đây là công trình do Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội (Sở Giao thông - Vận tải TP. Hà Nội) - sau đây gọi tắt là Ban quản lý dự án – làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, đơn vị thi công sẽ chặt hạ hơn 1.000 cây, di chuyển 158 cây, cắt tỉa 142 cây.
Với tư cách là một tổ chức dân sự hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thúc đẩy trách nhiệm giải trình cũng như tính minh bạch của chính quyền, Green Trees có ghi nhận như sau:
1. Chưa hề thấy Ban quản lý dự án công bố Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường.
2. Chưa hề có khảo sát, tham vấn, thăm dò ý kiến người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng của dự án (đặc biệt là ở những nơi sẽ bị chặt cây, nhưng không chỉ ở những nơi đó). Cũng may, và chúng tôi cũng ghi nhận, là báo chí đã được biết đến và đưa tin tương đối kịp thời về dự định chặt hạ hơn 1000 cây này.
3. Không một tổ chức xã hội dân sự nào được tham vấn, hỏi ý kiến trong quá trình triển khai dự án, chứ chưa nói tới việc được tham gia phản biện, giám sát độc lập.
4. Ban quản lý dự án khẳng định việc di dời, chặt hạ cây xanh là bắt buộc.
Green Trees nhận định rằng:
1. KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN VIỆC KHÔNG CÓ, HOẶC KHÔNG CÔNG KHAI BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Việc xây dựng, mở rộng đường Vành đai 3 thuộc diện buộc phải lập Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường, trong đó, phải nêu chi tiết cả kế hoạch chặt hạ, di dời cây.
Ngoài ra, số cây mà Ban quản lý dự án muốn chặt hạ, di dời (hơn 1.300, trong đó, chặt hơn 1.000 cây) là một con số rất lớn. Điều này càng khiến cho việc lập, công bố và thẩm định công khai Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường là việc bắt buộc.
2. CHẶT HẠ CÂY KHÔNG PHẢI LÀ BẮT BUỘC, BẢO VỆ CÂY MỚI LÀ BẮT BUỘC
Chặt hơn 1.000 cây chính là hành vi chặt hạ hàng loạt cây xanh. Đây là điều không thể được chấp nhận trong mọi dự án xây dựng và phát triển đô thị trên thế giới. Xin nhấn mạnh: Phát triển bền vững là sự phát triển để đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ hiện tại MÀ KHÔNG HY SINH các thế hệ tương lai.
Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa ba lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
Để phát triển bền vững, phải bảo đảm môi trường không bị tổn hại. Không thể có bất kỳ lý do gì để biện minh cho việc chặt hạ hàng trăm, hàng nghìn cây xanh.
Trong hoàn cảnh Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng: Người dân Việt Nam và Hà Nội đều đang phải chịu tác động của biến đổi khí hậu. Thêm vào đó, nhân dân thủ đô đang rất khổ sở trước nạn bê-tông hóa thành phố, ô nhiễm không khí do khói bụi xe, do nông thôn… đốt rạ, do đất cát từ các công trường xây dựng… Trong khi ấy thì các đô thị đều thiếu cây trầm trọng.
Nghĩa là, không chỉ thế hệ tương lai mà thế hệ hiện tại cũng đang điêu đứng vì ô nhiễm môi trường và sự tàn phá môi trường nhân danh “phát triển”.
Điều này thực sự là không thể chấp nhận được.
3. LUÔN CÓ GIẢI PHÁP ĐỂ KHÔNG PHẢI CHẶT CÂY
Green Trees tin chắc rằng nếu mọi dự án quy hoạch và phát triển đô thị đều có sự tham vấn đông đảo người dân và xã hội dân sự, bảo đảm minh bạch và dân chủ, thì mọi vấn đề đều có giải pháp.
Chúng tôi cũng xin đề xuất giải pháp sau đây để bảo vệ hơn 1.300 cây xanh đường Phạm Văn Đồng:
- Hiện trạng lúc này: Đường Phạm Văn Đồng dành cho các loại phương tiện giao thông cùng di chuyển. Hai bên đường là hàng cây xanh mà Ban quản lý dự án đang đòi chặt hạ.
- Đường mở rộng gồm đường hiện nay mở rộng sang hai bên, và hai hàng cây xanh khi đó sẽ trở thành đứng giữa đường mở rộng. (Vì thế, Ban quản lý dự án muốn chặt).
- Đề xuất: Giữ nguyên đường hiện nay và chỉ dành cho các loại xe cơ giới lưu thông. Phần đường mở rộng sang hai bên dành cho xe thô sơ di chuyển. (Xin xem hình vẽ).
Phương án này có các ưu điểm: Phân làn đường, bảo đảm sự an toàn cho các phương tiện giao thông vận tải; giữ lại được cả hai hàng cây.
Đây chỉ là một đề xuất của Green Trees, và một lần nữa xin nhắc lại: Chúng tôi tin chắc rằng nếu mọi dự án quy hoạch và phát triển đô thị đều có sự tham vấn đông đảo người dân và xã hội dân sự, bảo đảm minh bạch và dân chủ, thì luôn có giải pháp cho mọi vấn đề. Sẽ có rất nhiều đề xuất khác hợp lý hơn và tốt hơn để vừa phát triển vừa bảo vệ môi trường cho tất cả chúng ta.
4. YÊU CẦU
Chúng tôi đề nghị Ban quản lý dự án và các bên liên quan:
- Đưa ra bản vẽ quy hoạch chi tiết. Nếu nói bắt buộc phải chặt thì dựa vào tính toán nào mà lại nói như vậy?
- Cân nhắc đề xuất của Green Trees;
- Lưu ý đến việc lập, công bố Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường;
- Lưu ý đến việc tham vấn người dân và các tổ chức xã hội dân sự trong quá trình triển khai dự án;
- Hủy bỏ ngay lập tức kế hoạch chặt hạ, di dời cây trên đường Phạm Văn Đồng và trong khu vực dự án.
- Green Trees -
Vùng tệp đính kèm
Hà nội chuẩn bị chặt hạ 1300 cây xanh phố Phạm Văn Đồng
Nổ lớn tại lò vôi Formosa
Sự cố xảy ra vào khoảng 21h ngày 30/5 tại Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS). Theo ghi nhận, vụ nổ xảy ra tại một thiết bị hun khói của lò vôi.
Một số người dân sống cạnh FHS kể sau khi nghe tiếng nổ lớn, họ chạy ra thì thấy phía trong khu công nghiệp có cột khói lớn bốc lên. Dù chưa biết chuyện gì xảy ra, họ rất lo lắng về độ an toàn trong khu vực.
Một lãnh đạo địa phương cho hay sau khi nhận thông tin đã có mặt tại hiện trường vụ nổ để kiểm tra, xác minh. Vụ nổ xảy ra trong quá trình vận hành lò cao số 1, có thể từ thiết bị hun khói của lò vôi và không gây ảnh hướng lớn đến dây chuyền vận hành lò cao.
Trước đó, ngày 29/5 FHS thực hiện đốt lửa khởi động lò cao sau báo cáo đã khắc phục được 52/53 sự cố. Đến nửa đêm, khu vực xảy ra vụ nổ vẫn xuất hiện những bụi khói cao và nhiều tiếng nổ nhỏ.
Chưa có thông tin về thiệt hại do vụ nổ.
Trước đó, ngày 29/5 FHS thực hiện đốt lửa khởi động lò cao sau báo cáo đã khắc phục được 52/53 sự cố. Đến nửa đêm, khu vực xảy ra vụ nổ vẫn xuất hiện những bụi khói cao và nhiều tiếng nổ nhỏ.
Chưa có thông tin về thiệt hại do vụ nổ.
Chúng tôi đòi quyền giám sát
Trước tình hình căng thẳng ở Hà Tĩnh, xoay quanh vấn đề bồi thường cho người dân bốn tỉnh miền Trung sau thảm hoạ chưa thoả đáng và không đảm bảo công bằng, sáng nay, 5/4/2017, Green Trees đã gửi đến các cấp chính quyền một văn bản yêu cầu tạo điều kiện cho nhóm
THAM GIA GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH CHI TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG.
Văn bản nêu rõ:
“Với trách nhiệm công dân và tình đồng bào, chúng tôi thấu hiểu và chia sẻ nỗi khó khăn, mất mát của người dân bốn tỉnh miền Trung chịu thiệt hại từ thảm hoạ môi trường lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay, xảy ra vào tháng 4/2016”.
“Theo đánh giá của chúng tôi dựa trên các thông tin từ báo chí, sự phản ánh của người dân cũng như quan sát trực tiếp, quá trình chi trả tiền hỗ trợ, đền bù còn chậm chạp, người dân tại nhiều vùng chịu ảnh hưởng chưa được nhận tiền. Tại nhiều địa phương, người dân vẫn đang phản đối mức hỗ trợ, đền bù, do không tương xứng với thiệt hại thực tế. Ngoài ra, chúng tôi còn ghi nhận rất nhiều phản ánh về sự bất bình đẳng trong việc chi trả khoản tiền này”.
Trước thực trạng đó, với tư cách là một tổ chức xã hội dân sự độc lập hoạt động để bảo vệ môi trường và quyền được sống trong môi trường trong sạch, Green Trees quyết định tham gia giám sát quá trình chi trả tiền bồi thường. Qua việc này, nhóm mong muốn sẽ đảm bảo tính khách quan, minh bạch và công bằng của tiến trình cũng như các cấp thực hiện; đồng thời, cam kết sẽ trở thành cầu nối giữa nhà nước và người dân vùng chịu thiệt hại, mang lại thông tin trung thực và đa chiều, giúp các bên thông hiểu nhau hơn.
Green Trees cũng tin rằng, việc giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước không chỉ là quyền của công dân như Hiến pháp quy định (Điều 28), mà còn là chức năng của xã hội dân sự. Do đó, nhóm khuyến khích và kêu gọi các tổ chức xã hội dân sự và mọi người dân Việt Nam có quan tâm cùng tham gia giám sát quá trình bồi thường cho các nạn nhân của thảm hoạ.
Văn bản đã được Green Trees gửi tới Văn phòng Chính phủ, các bộ Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài chính, và uỷ ban nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
Greentrees công bố kết quả xét nghiệm dải nước đỏ ở Hà Tĩnh
Công bố kết quả phân tích dải nước đỏ tại Hà Tĩnh
(bảng phân tích độc lập do Green Trees thực hiện)
Hiện tượng này xuất hiện cách đây khoảng 1 tháng ở Hà Tĩnh giờ có lẽ đang chìm dần vào quên lãng. Một hiện tượng gây lo ngại trong số đông người dân mà như báo Thanh Niên mô tả là "mé nước", rồi báo VNExpress gọi là "tảo bùng phát", Dân Trí thì có cái tên kêu hơn "tảo nở hoa". Vậy chung quy nó chứa cái gì?
Rất xin lỗi mọi người vì phải đến hôm nay mới nhận được bản kết quả xét nghiệm, để lấy được mẫu và tìm được nơi chấp nhận làm cũng rất là khó khăn và nguy hiểm.
Vệt nước đỏ đó đã được xác định là do nước thải công nghiệp gây ra, với một số các hàm lượng như COD, Phenol, Nito cao bất thường. Chi tiết các bạn có thể xem ở hình dưới, những thông số vượt chuẩn cần lưu ý như sau:
1. COD -> 2640
Cùng với màu hồng phớt & mùi ngọt ngái đặc trưng của dung môi công nghiệp. Chúng tôi sẽ sớm xác định cụ thể loại chất độc này.
2. Phenol -> 1,68
- Tiêu chuẩn xả thải CN Thép: 0,5 (cao hơn gấp 3 lần cho phép) (**)
- Tiêu chuẩn nước biển: 0,03 (cao gấp 56 lần cho phép).
3. Các chỉ số kim loại nặng cũng cao bất thường, khẳng dịnh đây là chất thải từ hoạt động công nghiệp.
Xin cảm ơn những người dân và một số bạn khác đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình lấy mẫu và xét nghiệm.
(Để đảm bảo thông tin bảo mật, một số vị trí trên ảnh chụp bảng kết quả xét nghiệm chúng tôi đã làm mờ. Rất mong các bạn thông cảm!)
----
(**) Phenol và các dẫn chất như cresyl (acid cresylic) là những chất rất thông dụng trong công nghiệp (hoá hữu cơ, chất dẻo, hoá dược) và dễ tẩy uế, sát khuẩn (dung dịch 1%). Ngộ độc cấp xảy ra do uống dung dịch đậm đặc với mục đích tự tử hoặc do uống nhầm.
Phenol là HCHC có tính rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da.
Phenol và các dẫn xuất của phenol là các chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người và mọi sinh vật sống.
Trên góc độ môi trường phenol và các dẫn xuất của phenol được xếp vào loại chất gây ô nhiễm. đây là nhóm tương đối bền, có khả năng tích luỹ trong cơ thể sinh vật và có khả năng gây nhiễm độc cấp tính, mãn tính cho con người.
Khi xâm nhập vào cơ thể các phenol nói chung và Clophenol nói riêng gây ra nhiều tổn thương cho các cơ quan và hệ thống khác nhau nhưng chủ yếu là tác động lên hệ thần kinh, hệ thống tim mạch và máu.
Liều nguy hiểm: từ 2 - 5gam. Liều gây chết: trên 10gam. Tác dụng ăn mòn tại chỗ và ức chế chuyển hoá.
Hải Phòng chạy thử xe buýt bằng năng lượng mặt trời đầu tiên
Ngày 10/2, UBND thành phố Hải Phòng đã tổ chức công bố kết quả dự án thử nghiệm xe bus điện EV trên đảo Cát Bà với sự hợp tác hỗ trợ của thành phố Kitakyushu (Nhật Bản).
Theo đó, sau gần 2 năm thử nghiệm, dự án vận hành xe buýt điện EV trên đảo Cát Bà do hai doanh nghiệp của Nhật Bản chuyển giao công nghệ sẽ chính thức chạy thử nghiệm miễn phí 1 năm. Đây cũng là dự án xe buýt điện chạy bằng năng lượng mặt trời đầu tiên tại Việt Nam.
Xe buýt điện EV sẽ tạo hiệu quả giảm phát thải khí CO2 nhờ thay thế nhiêu liệu bằng việc áp dụng cơ chế phát điện từ năng lượng mặt trời. Xe buýt điện EV là xe sử dụng loại thân xe có trọng lượng nhẹ nhất trên thế giới, sử dụng phương thức thay thế pin nên xe có thể chạy liên tục trên quãng đường khoảng 160 km.
Mỗi xe chở được 23 người ngồi, 24 người đứng, xe được thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu có độ ẩm cao của Việt Nam.
Dự kiến sau khi được phía đối tác Nhật Bản cho mượn một xe để chạy thử, đến 2018 sẽ cấp cho phía Hải Phòng 10 xe và tăng lên 30 xe vào năm 2020.
Đại diện đối tác Việt Nam cho hay, sau 2 năm nghiên cứu và khảo sát, tính đến nay, toàn bộ hệ thống điện năng lượng mặt trời và các thiết bị đồng bộ đi kèm xe bus đã được lắp đặt hoàn tất và sẵn sàng đưa vào thử nghiệm trong thời gian 4 năm.
Trong quá trình thí điểm, hoạt động xe buýt điện trên đảo không phải nhằm mục đích kinh doanh mà là giải pháp ứng dụng công nghệ, bảo vệ môi trường và miễn phí với người dân, du khách đi xe.
Hiện nay, công ty vận hành loại hình buýt này đã được cơ quan quản lý Hải Phòng cho phép tiến hành thử nghiệm trên 2 tuyến xe bus số 13, 14 tại đảo Cát Bà với tần suất 4 chuyến 1 ngày, mỗi tuyến chạy 2 chuyến, thời gian chạy từ 6h30 đến 18h30 hàng ngày.
Tuyến số 13 là hành trình từ Thị trấn Cát Bà - Áng Sỏi - Khe Sâu - Vườn Quốc Gia - xã Gia Luận - Bến phà Gia Luận và ngược lại với tổng chiều dài tuyến 28km. Tuyến số 14 là hành trình từ Thị trấn Cát Bà - Áng Sỏi - Trân Châu - Xuân Đám - Hiền Hào - Chợ Phù Long - Phà Cái Viềng và ngược lại.
- VNEconomy -
Hơn 7km bờ biền tràn dầu vón cục và rác thải Trung Quốc
Hơn 7km đường biển Rạng kéo dài từ bờ biển Bà Tình (xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam) đến khu du lịch Thiên Đàng (tỉnh Quảng Ngãi) đang bị ô nhiễm bởi dầu vón cục, rác thải bao bì, chai nhựa chữ Trung Quốc.
Theo ghi nhận vào sáng 12/2, hơn 7 km dọc bãi biển xuất hiện rất nhiều những mảng nhựa đường vón cục, cùng với đó là cả ngàn vỏ chai, bao bì, bao thuốc lá có nhãn mác bằng chữ Trung Quốc cũng bị sóng đánh tấp vào bờ gây ô nhiễm.
Theo người dân cho hay, những vật này bị sóng cuốn vào từ dịp trước Tết Nguyên đán đến nay và vẫn đang tiếp diễn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Văn Trung - Phó Chủ tịch huyện Núi Thành cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin về nhựa đường vón cục, rác thải tấp vào bãi biển, lãnh đạo huyện đã đến hiện trường ghi nhận sự việc trình báo lên cơ quan cấp trên. Đồng thời đang phối hợp với đơn vị Môi trường đô thị tỉnh Quảng Nam tiến hành thu gom xử lí.
Ông Nguyễn Viễn - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam cho hay, trước đó ngày 6/2 khi nhận được thông tin về vụ việc trên, Sở đã phối hợp với các ngành chức năng liên quan để thực địa.
“Tại thời điểm khảo sát, xuất hiện dầu vón cục có màu nâu đen, kích thước khoảng 0,5-10cm, xuất hiện rải rác dọc theo bờ biển, chiều dài đoạn bờ biển bị ô nhiễm khoảng 7km, dầu vón cục còn bám trên rác như bao ni long, chai lọ…Ngoài ra còn lẫn trong cát sau khi thủy triều rút, trôi dạt dọc theo bờ biển.
Liên quan đến sự việc nói trên, ông Huỳnh Khánh Toàn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản chỉ đạo giao cho UBND huyện Núi Thành tổ chức huy động các lực lượng tại địa phương khẩn trương triển khai ra quân thu gom dầu vón cục trôi dạt vào bờ biển Rạng tránh để nắng nóng làm dầu tan chảy thấm vào lòng đất.Tại khu vực bờ biển khảo sát có nhiều ngư cụ bị hư hỏng, dây neo, rác thủy tinh vỡ từ các chai lọ, hộp đồ uống, thức ăn nhanh. Đa số các loại chai lọ, bao bì, hộp đồ uống có nhãn hiệu xuất xứ từ Hồng Kông, Trung Quốc”, ông Viễn thông tin.
“Lực lượng thu gom phải được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động, thu gom đưa vào túi chứa chất thải nguy hại (riêng vón dầu có kích thước nhỏ phải dùng sàng để tách khỏi cát) và tập kết ở khu vực quy định. Sau đó ký hợp đồng và bàn giao cho Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Quảng Nam vận chuyển đi xử lý. Sau đó báo cáo về UBND tỉnh thông qua Sở Tài nguyên Môi trường”, công văn chỉ đạo của Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam nêu rõ.
- VNM - PL.XH -
Đọc nhiều nhất
-
200 câu hỏi và trả lời về môi trường
Mời mọi người tham khảo đáp án của 200 câu hỏi về môi trường theo đường link sau: https://drive.google.com/file/d/0B1KcEgJqwSp9bnBaemw0e... -
Lợi ích của năng lượng gió với con người và môi trường
Năng lượng gió mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho các khách hàng mà còn cho cả xã hội. Một vài lợi ích có thể nhìn thấy rõ ràng như... -
245 Người dân Hà Nội gửi kiến nghị phản đối dự án Sun Grand City Quảng An - Hồ Tây
Ngày 30/9/2017, với những lời kêu gọi được đăng tải trên mạng facebook phản đối việc thi công dự án Sun Grand City Quảng An... -
Hà Nội chịu tác động khí thải của 20 nhà máy nhiệt điện than
Tại buổi hội thảo về ô nhiễm không khí được tổ chức vào tối 5-6, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, ô nhiễm không khí tại Thủ đô Hà ... -
Thảm họa Formosa, một năm nhìn lại - Phần 1
Ảnh Vietbest Phần 1: THẢM HỌA VẪN TIẾP DIỄN 1. Môi trường sau thảm họa Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thảm họa môi sinh trư... -
Tòa án Thượng thẩm Đài Loan tiếp tục bác đơn của gần 8.000 nạn nhân Formosa Hà Tĩnh
Họp báo trước Toà Thượng thẩm ở Đài Bắc của Hội Công lý cho nạn nhân Formosa hôm 17/4/2020. Photo: RFA Sáng 17-4, đại d... -
Thành viên Green Trees - Cao Vĩnh Thịnh tiếp tục bị công an và an ninh Việt Nam gây sức ép
Ảnh trên trang cá nhân của Cao Vĩnh Thịnh chụp cùng ngài đại sứ quán Czech trong ngày kỷ niệm Quốc tế Nhân Quyền. Ngày 25/12/202...
Tham khảo
Phân loại
Tin môi trường
(75)
Môi trường
(43)
Tin tức
(31)
Formosa
(29)
Tin hoạt động
(28)
Sự kiện
(24)
Bình luận & Nhận định
(23)
Video
(18)
Kiến thức về môi trường
(17)
Báo cáo môi trường
(8)
Luật môi trường
(8)
Phát triển bền vững
(8)
Tư liệu
(8)
Chiến lược & Chính sách
(4)
Kinh tế xanh
(4)
Tin công nghệ
(4)
Tiết kiệm năng lượng
(3)
Tản mạn
(1)
Theo thời gian