Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Bến Tre ô nhiễm nặng khu dân cư cả chục năm qua mà không được giải quyết
Thông qua Green Trees, một số người dân ở ấp Nghĩa Huấn, Mỹ Thanh, Giồng Trôm thuộc tỉnh Bên Tre mong muốn mọi người chia sẻ và giúp đỡ:
"Là những người dân thấp cổ bé họng, cầm đơn đi kiện nhiều năm qua nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường nặng nề, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống kinh tế của chúng tôi không được giải quyết. Tôi muốn chia sẻ lên đây như lời kêu cứu mọi người, cũng như các cơ quan chức năng sớm vào cuộc trả lại môi trường trong sạch cho khu dân cư chúng tôi.
Lò sản xuất thực phẩm của ông Phạm Văn Vũ tại ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre nhiều năm nay gây ô nhiễm không khí bởi khói bụi từ củi cao su, củi điều. Nước xả thì làm bẩn hết kênh rạch nguồn sinh hoạt các hộ nông dân chúng tôi. Máy móc vận hành từ 2h sáng đến tận 3h chiều hôm sau. Gây bệnh cho người dân, thiệt hại kinh tế.
Câu chuyện đáng nói ở đây là hình phạt xử lý quá nhẹ, trong khi cơ sở sản xuất gây ô nhiễm quá lớn. Và xử lý phạt xong, chuyện đâu vẫn hoàn đó. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre mãi không đưa vụ việc ra giải quyết và người dân chúng tôi cần một kết luận.
Những lần xử phạt về ô nhiễm nguồn nước gấp 10 lần cho phép bị xả trực tiếp ra kênh mương nhà chúng tôi, lượng khói độc hại từ củi cao su, củi điều thải ra bởi lò hơi công suất 2 tấn củi/h chỉ là vài chục triệu trong khi với quy mô sản xuất hơn 20 tấn thực phẩm (bún, bánh hỏi, hủ tiếu,..) mỗi ngày thì việc xử phạt vậy có đáng?
Theo mục d, khoản 4.10 quyết định Số: 3733/2002/QĐ-BYT thì khoảng cách an toàn tối thiểu trong khu dân cư (500m).
Mục đ, khoản 6, điều 70 Luật bảo vệ môi trường.2014
Đặc biệt là Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường
- Thì UBND tỉnh Bến Tre cần đưa ra quyết định di dời nhà máy sản xuất của ông Phạm Văn Vũ ra khỏi khu dân cư vì nó ô nhiễm quá nặng và độc hại đến sức khỏe người dân từ nguồn nước, không khí. Cùng với đó là lò hơi khủng 12AT với rủi ro đặt ngay trong lòng khu dân cư giáp ranh nhiều hộ. Thậm chí, do nồi hơi và nhà xưởng đặt 2 thửa đất khác nhau nên ông còn thiết kế 1 ống dẫn hơi băng ngang trên đầu người dân ở tuyến đường giao thông nông thôn của ấp. Ấy vậy mà mặc kệ rủi ro, chính quyền địa phương vẫn làm ngơ.
Hiện tại các hộ dân chúng tôi đã mắc bệnh về đường hô hấp khá nặng. Với tôi có lẽ ngày gần đất sắp đến khi bác sĩ bảo rằng ảnh phổi tôi đã đen hết cả rồi. Nhưng tôi vẫn muốn nói lên đây, cùng với cộng đồng để bảo vệ sức khỏe người dân xung quanh cũng như các thế hệ sau sinh sống tại đây.
Cảm ơn bà con đã đọc, chia sẻ giúp tôi với!"
PS. Green Trees xin nhờ mọi người hay chia sẻ giúp để rộng đường công luận. Mong các cơ quan báo chí cũng như các cơ quan chức năng sớm kiểm tra và xử lý thích đáng vụ việc. Trả lại môi trường sống trong lành cho bà con!
Trở lại " Kỳ Anh " - Phần I
Đây chính là mối nguy cho người tiêu dùng cả nước.
Đây cũng là vấn đề cần truy vấn chính quyền địa phương về trách nhiệm quản lý.
Phần trước của phóng sự này tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=rRMxrVSnig0
- RFA Việt ngữ -
Khi bắc cực không còn băng
Những bức ảnh chụp gấu bắc cực đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu đã giúp nhiếp ảnh gia được giải thưởng của năm từ National Geographic, trong danh mục "Những vấn nạn môi trường". Các bạn có thể xem những bức ảnh trong album này tại đây: http://www.pattywaymire.com/Polar-Bears-of-Alaska/
Năm 2016 vừa qua là năm nóng nhất trong kỷ lục từ trước đến nay mà các nhà khoa học đo lường được ở Bắc Cực (http://arctic.noaa.gov/Report-Card). Nhiệt độ trong không khí cao hơn 2 độ so với thời điểm lịch sử "nóng nhất" vào khoảng năm 1981 - 2010, khoảng thời gian xảy ra sự kiện El Nino. Kể từ năm 1900, nhiệt độ ở Bắc Cực đã tăng trung bình khoảng 3.5'C, và điều này có nghĩa là nhiệt độ ở Bắc Cực đang tăng nhanh gấp đôi so với sự tăng nhiệt độ toàn cầu.
Năm 2016 cũng được đánh dấu là năm mà băng ở Bắc Cực có trạng thái mỏng nhất, và những tảng băng ở Greenland cũng tan sớm hơn so với thường lệ.
Biến đổi khí hậu (Climate change) thường bị hiểu nhầm nó chỉ đơn giản là sự nóng lên toàn cầu (global warming). Nhưng thực ra không phải thế. Sự nóng lên của trái đất chỉ là một hiện tượng của sự biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu mang lại sự bất ổn của thời tiết, khi thì cực nóng, khi thì cực lạnh, nơi thì hạn hán kéo dài, nơi thì lụt lội triền miên...và hậu quả của nó chính là sự xâm lấn của nước mặn, băng tan, nước biển dâng cao, sự sinh sôi nảy nở của những loài côn trùng như ruồi muỗi, mang lại dịch bệnh cho con người và động vật..v.v..
Dạo gần đây tớ thấy nhiều bạn trẻ chia sẻ những bài viết của một cá nhân người Việt nhận xét về chính trị nước Mỹ, và đưa ra những thông tin Không - Phải - Thông - Tin - Khoa - Học để làm luận chứng cho việc....đảng dân chủ Mỹ bịa đặt ra việc thay đổi khí hậu để ăn tiền thuế của dân. Tớ muốn nói lại với các bạn - những bạn trẻ - đọc - gì - cũng - tin rằng, khi các bạn đọc một thông tin, bất cứ đó là tin gì, hãy suy nghĩ đến tính xác thực của nó.
Biến đổi khí hậu hay sự nóng lên toàn cầu là có thật hay không? Hãy nhìn xung quanh mình, chỉ cần nhìn ở riêng Việt Nam này thôi, bạn thấy thời tiết như thế nào? Đã bao nhiêu năm rồi chúng ta có thể mặc áo phông vào ngày tết ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc? Bạn có xem tin trên tv về việc nước mặn xâm lấn ở nhiều khu vực đồng bằng sông Cửu Long không? Bạn có thấy thông tin trên tv về việc băng vỡ và tan ở Bắc cực không? Chỉ những thông tin đơn giản mà chính bản thân bạn cũng có thể cảm - và nhận ấy thôi, rồi hãy thử tìm tòi đọc hiểu trên google, tìm những thông tin về biến đổi khí hậu từ những trang thông tin khoa học chính thống (NASA: http://climate.nasa.gov/evidence/) và đọc - hiểu - tự bổ sung kiến thức cho chính bản thân mình.
Sự sinh tồn của chúng ta và các sự sống khác trên trái đất hiện nay đang phụ thuộc vào con người chúng ta. Vì vậy đừng để bị dắt mũi như những con cừu non ngu ngốc trước những thông tin giả dối trên mạng xã hội.
- Trang Nguyen -
Thư bà dân biểu Sec gửi bà chủ tịch Quốc hội Việt nam
Kính gửi: Bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân,
Gần đây, tôi có cơ hội gặp gỡ với một nhóm các nhà hoạt động môi trường của Việt Nam, họ đã chia sẻ với tôi bản báo cáo đặc biệt có tên: "Toàn cảnh thảm họa môi trường biển Việt nam" do tổ chức Greentrees thực hiện. Nhờ vậy, tôi biết đến một thảm họa môi trường bi thảm đã xảy ra ở Việt nam vào cuối tháng tư do Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây nên .
Các thông tin trong báo cáo này cho thấy hàng trăm tấn cá chết dạt vào dọc bờ biển, 60% dải san hô ở khu vực này đã bị tàn phá, rong biển chết ngầm xếp lớp dưới đáy biển. Hệ sinh thái biển bị tổn thương nghiêm trọng do sự cố này và phải mất từ 50 đến 100 năm mới có thể phục hồi. Báo cáo cũng khẳng định rằng tất cả các ngành công nghiệp hàng hải, bao gồm du lịch tại bốn tỉnh ven biển miền Trung Việt nam đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa, kéo theo cuộc sống khốn khó của hơn bốn triệu người dân ở đó.
Đáng quan tâm hơn nữa là quy trình phản ứng khẩn cấp và cứu trợ sau thảm họa dường như đã thiếu minh bạch trong nhiều khía cạnh nhất định.
Thông tin này đã khiến tôi quan ngại sâu sắc về những hoạt động đã, đang và có thể được thực hiện để khắc phục thảm họa này.
Tôi hy vọng rằng Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung vào vấn đề Formosa và xem xét việc cải cách các tiêu chuẩn môi trường hiện nay để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, hướng tới sự phát triển bền vững, lâu dài.
Tôi tin tưởng rằng Quốc hội sẽ đôn đốc các cơ quan chức năng chấp nhận và phê chuẩn những vụ kiện của các nạn nhân của thảm họa, đảm bảo rằng họ sẽ nhận được sự xét xử công bằng.
Tôi tin rằng các tổ chức xã hội dân sự độc lập cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của thảm họa cũng như cải thiện tính minh bạch của những vấn đề liên quan.
Tôi chắc chắn mục tiêu của bà là tiến hành những hoạt động phù hợp với luật pháp quốc tế và nhu cầu của người dân.
Tôi xin chúc bà thành công trong việc theo đuổi mục tiêu này.
Cám ơn bà đã quan tâm.
Trân trọng,
Marketa Adamová
Đại biểu Quốc hội của Cộng hòa Séc
Chairwoman Nguyen Thị Kim Ngan
National Assembly of Vietnam
22 Hung Vuong Street
Ba Dinh, Hanoi
Vietnam
RE: The 2016 Marine Life Disaster in Vietnam
Honorable Chairwoman Nguyen Thi Kim Ngan,
Recently, I had the opportunity to meet with a group of Vietnamese environmental activists, who shared with me the report: “An Overview of the Marine Life Disaster in Vietnam” by the organization Green Trees. Consequently, I have become aware of the tragic environmental disaster, caused by the Hung Nghiep Formosa Ha Tinh Steel Company, that occurred in Vietnam last April.
The information in the report states that hundreds of tonnes of dead fish washed ashore along the coast line, 60% of the coral in this area has been devastated and areas within the sea have died due to the layers of weeds on the seabed. It also explains how severely damaged the marine ecosystem was due to this incident, and that it may take 50 to 100 years for the sea to recover. It claims that all marine industries, including tourism, have been affected in the four coastal provinces in central Vietnam by this disaster along with lives of the over 4-million people living there. Moreover, the emergency response and disaster relief process seems to have lacked transparency in certain aspects.
This information has left me deeply concerned about what has been done and could still be done to rectify this disaster. It is my hope that the Vietnamese National Assembly will continue to focus on this problem and will consider reforming the current environmental standards, so that they are consistent with international standards for sustainable development. I trust that the National Assembly will urge the respective authorities to recognize and validate the lawsuits from the victims of the disaster and guarantee that they will receive a fair trial. I believe that independent civil society organizations can also play an important role in mitigating the impact of such a disaster and in improving the degree of transparency around such issues. I am sure your aim is to proceed in accordance with international law and the people’s needs and I wish you success in this pursuit.
Thank you for your attention.
Sincerely,
Markéta Adamová
Member of Parliament of the Czech Republic
Cộng đồng quốc tế kêu gọi minh bạch trong thảm họa môi trường Formosa ở Việt nam
Ngày 7 tháng 12 năm 2016
Chúng tôi, đồng ký tên dưới đây, đề nghị Chính phủ Việt Nam và Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa Việt Nam) công bố đầy đủ, chi tiết thỏa thuận bồi thường 500 triệu USD giữa Chính phủ Việt Nam và Formosa Việt Nam, được thông báo ngày 30/6/2016.
Đồng thời, chúng tôi cũng yêu cầu Chính phủ Việt Nam cung cấp chi tiết kế hoạch bồi thường cho hàng chục nghìn nạn nhân và gia đình họ - những người đã mất sinh kế và gặp khó khăn về lương thực, thực phẩm. Đề nghị nêu rõ tất cả các biện pháp bảo vệ môi trường hiện nay khỏi những thiệt hại có thể phát sinh do việc Formosa Việt Nam xả chất thải độc hại ra biển trong tương lai.
Người dân Việt Nam, bao gồm tất cả những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường diễn ra ở miền Trung Việt Nam từ tháng 4 năm 2016, có quyền được biết và được thông báo đầy đủ về cách thức đạt được thỏa thuận, các điều khoản và điều kiện của thỏa thuận là gì, nó sẽ được thực hiện như thế nào, và ai sẽ giám sát các quỹ bồi thường.
Không may là không một chi tiết thỏa thuận nào được công khai, và mọi lời liên tục kêu gọi minh bạch từ các tổ chức xã hội dân sự đều không được đếm xỉa hay chấp thuận. Thật đáng tiếc là trong nhiều trường hợp, đã có sự đàn áp nặng nề những tiếng nói bất đồng.
Tất cả chúng ta đều cần nhớ rằng, quyền tiếp được cận thông tin và quyền được sống trong một môi trường trong sạch là các quyền cơ bản, phải được bảo vệ và thúc đẩy bởi tất cả các chính quyền. Việt Nam cũng không ngoại lệ, và các quyền này cũng đã được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam. Với việc yêu cầu minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc giải quyết những hậu quả của thảm họa môi trường nghiêm trọng này, chúng tôi đang thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường chung trên toàn cầu, và tìm kiếm công lý cho các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm.
Ký tên:
1. Green Trees
Hà Nội, Việt Nam
2. Greenpeace Đông Nam Á
Bangkok, Thái Lan
greenpeace.org/seasia
3. Justice & Environment (mạng lưới gồm 13 tổ chức pháp luật về môi trường thuộc Liên minh châu Âu)
Brno, Cộng hòa SÉC
www.justiceandenvironment.org
4. Defensa Ambiental del Noroeste
Ensenada, Mexico
www.dan.org.mx
5. Environment People Law
Lviv, Ukraine
epl.org.ua
6. Viện Luật và Quản trị Môi trường
Nairobi, Kenya
www.ilegkenya.org
7. Trung tâm Quyền Môi trường
Cape Town, Nam Phi
cer.org.za
8. VOICE và các chi nhánh tại Úc, Canada, và châu Âu
Los Angeles, Mỹ
www.vietnamvoice.org
9. VIA IURIS
Pezniok, Slovakia
www.viaiuris.sk
10. Frank Bold
Brno, Cộng hoà Séc
en.frankbold.org
11. Donald K. Anton
Giáo sư Luật Quốc tế
Griffith Law School, Griffith University
Queensland, Australia
12. Jeanette de Noack
Luật sư và Giám đốc điều hành
Alianza de Derecho Ambiental y Agua (ADA)
Guatamala City, Guatemala
13. Jennifer Gleason
Luật sư
Liên minh Toàn cầu Luật Môi trường
Eugene, Mỹ
14. Dr. Elifuraha Laltaika
Giảng viên luật
Đại học Makumira & Advocate Tumaini thuộc Toà án tối cao Tanzania
Arusha, Tanzania
15. Gines Ruiz Maciá
Eduardo Salazar Ortuño
Asociación Para La Justicia Ambiental (AJÁ)
Murcia, Tây Ban Nha
16. Elizabeth Mitchell
Luật sư
Environmental Law Alliance Worldwide
Seattle, Mỹ
17. Laura Palmese
Luật sư môi trường
Tegucigalpa, Honduras
18. Jennifer Ramos
Luật sư môi trường
Tanggol Kalikasan
Philippines
19. Leo Saldanha
Nhóm hỗ trợ môi trường
Bangalore, Ấn Độ
20. Professor Calvin Sandborn
Giám đốc pháp lý
Trung tâm luật môi trường UVic
Khoa Luật, Đại học Victoria
Victoria, BC, Canada
21. Alejandra Serrano
Luật sư môi trường
Cancun, Mexico
22. Charlie Tebbutt
Văn phòng luật Charles M. Tebbutt, P.C
Eugene, Mỹ
Báo cáo " Toàn cảnh thảm họa môi trường" đến với ngư dân miền Trung
Những ngày qua, một số đại diện của nhóm Green Trees đã đến Hà Tĩnh và Nghệ An để trao tận tay báo cáo “Toàn cảnh thảm họa môi trường biển miền Trung” cho ngư dân - những người chịu thiệt hại nặng nề nhất từ thảm họa này.
Đây là những đại diện cho hơn 10.000 thành viên của Green Trees, và cũng là đồng tác giả của báo cáo.
Tình hình môi trường ở các tỉnh miền Trung vẫn không có gì tiến triển. Mặc dù ông Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà mới đây tuyên bố “biển đã sạch”, nhưng ngư dân không nhận thấy một dấu hiệu nào chứng tỏ điều đó. Hàng chục chiếc ghe vẫn phủ vải nằm im trên bãi. Ngư dân gần như đã bỏ biển.
Ông Lê Xuân Thế (xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, từ khi thảm họa xảy ra (được tính là từ ngày 6/4/2016), ông chỉ đi biển có… ba lần, mà đi là do quá nhớ biển, nhớ nghề, chứ không phải do còn hy vọng đánh bắt được cá.
Có vài ngư dân khác thỉnh thoảng cũng đi biển, nhưng số lượng hải sản đánh bắt được rất ít, theo ghi nhận của chúng tôi. Họ đã phải bắt đến cả cá con, mực con, điều này đe dọa khả năng phục hồi của các loại sinh vật biển. Ở trong một ghe, giữa lèo tèo vài con cá, chúng tôi đã trông thấy một cá mập con, dài chỉ chừng 60cm.
THỊ TRƯỜNG TÊ LIỆT
Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng nhất chưa phải là không còn hải sản để đánh bắt, mà là hải sản mang về hầu như không bán được vì không còn ai tiêu thụ. Cũng vấn có một số tư thương vẫn đến mua của bà con, nhưng họ ép giá rất mạnh. Ví dụ như ghẹ, trước khi có thảm họa, giá có thể lên tới 400.000 đến 500.000 đồng/kg thì giờ chỉ còn trên dưới 100.000 đồng. Số hải sản đó được họ chuyển đi đâu sau khi mua và xử lý như thế nào, cũng không ai biết.
Nhìn bãi biển vắng tanh vắng ngắt và các mâm cơm không có cá, các thành viên của Green Trees hiểu rằng: Nghề đánh bắt, kinh doanh hải sản ở các vùng biển một thời rất giàu tôm cá, nay đã chết. Nghề này chỉ có thể sống lại khi thị trường hải sản đã được khơi thông, mà thị trường hải sản thì chỉ có thể được khơi thông khi người mua, người bán tin chắc là biển đã sạch. Niềm tin đó giờ ở đâu?
Không chỉ nghề đánh bắt hải sản, các nghề khác có liên quan đến biển như kinh doanh du lịch, làm muối, làm sỏi… cũng đều bế tắc. Dân bỏ nghề, ruộng muối bỏ không, nhà nghỉ, khách sạn ế khách.
Bốn tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng của thảm họa đều là địa phương có biển, tỷ lệ sinh rất cao (vì đặc thù của nghề đi biển là tiêu hao sức lao động, cần lao động nam). Mỗi hộ gia đình đều sinh trung bình 6 - 7 con, nhà nào hiếm lắm thì 3 - 4 con. Thảm họa vừa qua đã làm số thanh niên trai tráng thất nghiệp, bỏ biển tăng vọt. Họ ở nhà chơi cả ngày. Có một số tìm đến lối thoát khác, là theo tàu đánh bắt xa bờ ở miền Nam, hoặc trốn sang Lào, Campuchia, Thái Lan làm thuê (nhập cư bất hợp pháp).
Hoàng Tiến Sỹ, một ngư dân trẻ, là người đã từng lái tàu đưa các tác giả báo cáo ra gần nơi Formosa xây cảng nước sâu Sơn Dương vào tháng 8 vừa qua. Em cho biết, đó là lần đầu tiên em đi biển kể từ xảy ra thảm họa. Mới đây, lúc nhóm gặp lại em là lúc em đang ngồi chơi trước cổng nhà. Em nói: “Mọi việc vẫn rứa”, và tỏ ra rất vui khi được Green Trees ký tặng một cuốn báo cáo.
BỒI THƯỜNG KHÔNG THỎA ĐÁNG
Liên quan đến khoản bồi thường 500 triệu USD của Formosa, chính quyền xã Kỳ Lợi đã tiến hành thống kê thiệt hại của người dân theo Quyết định 1880/QĐ-TTg ngày 19/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng chưa có hộ nào được chi trả. Xin lưu ý "Ngay cả khi được bồi thường, thì thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa cũng chỉ là sáu tháng, từ tháng 4/2016 đến hết tháng 9/2016".
Còn ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), chính quyền đã và đang trả tiền bồi thường cho dân. Tuy nhiên, phần lớn cư dân bị áp một mức chung là 17.460.000 đồng cho cả sáu tháng. Trong khi đó, theo kê khai của ngư dân, trước khi xảy ra thảm họa, thu nhập của họ đạt trung bình 2 triệu đồng/ngày.
Mức bồi thường không thỏa đáng đang gây bức xúc cho rất nhiều người dân.
Bản báo cáo “Toàn cảnh thảm họa môi trường biển” của nhóm Green Trees được xuất bản vào đầu tháng 10, bằng ba thứ tiếng Việt, Anh, Đài Loan.
Green Trees đã gửi báo cáo đến Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, và hai bộ Tài nguyên - Môi trường, Thông tin - Truyền thông, nhưng không nhận được phản hồi nào từ đó đến nay.
Giải pháp cứu trợ vùng lũ bền vững, lâu dài
Tuy nhiên, vẫn còn một chút tiền nhỏ chưa được giải ngân. Thêm nữa, có một số nhà hảo tâm vẫn tiếp tục liên hệ và bàn cùng với Green Trees mong muốn tiếp tục giúp đỡ bà con.
Chúng tôi luôn suy nghĩ làm sao để có thể tìm ra một số giải pháp mang tính lâu dài. Có như vậy, chúng ta cũng giảm thiểu đi được tiền bạc và thời gian sau này. Đó cũng là cách mà đồng bào luôn có thể sẵn sàng trong những cơn bão lũ sắp tới trong tương lai. Dưới đây là video do nhóm thực hiện, gửi tới cộng đồng về một biện pháp nhỏ, nhưng nó phần nào giúp giảm đi thiệt hại đó.
Với số lượng từ 1000 chiếc trở lên, bên bán có thể giảm giá xuống còn 156.000 đ/chiếc (loại 15 ~ 20 lít). Giá tham khảo tại website wetrek.vn.
Hiện tại đã có 2 mạnh thường quân ủng hộ chương trình:
- Sư thầy Nhất Nguyên : 8.000.000 đ (51 chiếc túi)
- Chị Ann Đỗ: 10.000.000 đ (64 chiếc túi)
Green Trees không đề ra mục tiêu cụ thể, nhưng rất muốn sẽ có thể chuyển tới bà con với số lượng nhiều hơn nữa. Vì vậy rất mong sự ủng hộ từ phía các tổ chức và các mạnh thường quân để có thể chung tay thực hiện chương trình này. Đồng thời, rất mong mọi người có thể giúp Green Trees tìm được ra nơi mua rẻ hơn nữa, càng rẻ, số lượng đồng bào được hỗ trợ càng lớn.
Mọi đóng góp xin gửi về:
Số TK: 0021002201514
Ngân hàng Vietcombank
Chi nhánh Hà Nội
Chủ tài khoản: Cao Vĩnh Thịnh
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Vietnam
Mã Swift Code: BFTVVNVX
Chương trình điều hành bởi 2 admin:
- Cao Vĩnh Thịnh
- Nguyễn Anh Tuấn
Kính báo!
Thông báo chính thức của Greentrees về việc di dời cây Kim Mã
Thông tin về việc chặt hạ và di dời cây xanh trên tuyến đường Kim Mã (Hà Nội)
Theo thông tin đại chúng, chúng ta đều đã biết về số lượng cậy di dời cũng như phải chặt hạ thuộc tuyến đường Kim Mã. Số cây thuộc diện di dời (106 cây) sẽ bị di chuyển tới các vườn ươm tại Ecopark (Hưng Yên).
Thời gian qua, Green Trees đã liên lạc qua email, cũng như tới họp mặt trực tiếp với các bên có trách nhiệm như ADB (nhà tài trợ) và MRB (Ban quản lý Đường sắt Đô thị Hà Nội). Mục đích nhằm tìm hiểu rõ dự án, yêu cầu giải trình về Bản đánh giá tác động môi trường cũng như yêu cầu việc minh bạch thông tin.
Ngày 13/10, Green Trees đã cử đại diện sang trực tiếp chất vấn 2 nơi đó là ADB và MRB. Và cùng ngày, Green Trees đã có báo cáo thông tin buổi họp mặt trên Fanpage.
Sau khi tổng hợp các thông tin cùng Hồ sơ và Giấy phép của dự án do phía MRB cung cấp. Nay chúng tôi xin tiếp tục đưa ra thông báo như sau để cộng đồng và các thành viên cùng biết:
- Phía MRB đã thừa nhận có những thiếu sót trong quá trình lập dự án và đã cố gắng khắc phục.
- Dự án di dời cây xanh trên tuyến Kim Mã đã được Bộ giao thông phê duyệt, Chủ tịch TP duyệt và chỉ thị di dời.
- Tuyến metro Kim Mã không phải là tuyến đường sắt trên cao, mà nó là dốc hạ tầng. Một trong 4 ga ngầm lớn nhất, nên việc giữ lại hàng cây là không thể.
Việc chúng ta nhìn những hàng cây quen thuộc nay thay vào bằng những công trình, trong lòng chúng ta không khỏi nuối tiếc, đau xót. Nhưng về mặt lợi lâu dài cho môi trường, tuyến đường sắt cũng góp phần giải quyết giảm thiểu lượng xe tham gia giao thông, giảm thiểu lượng khí thải đưa ra môi trường. Trong tình hình ô nhiễm như hiện nay tại Hà Nội, việc giảm thiểu một lượng lớn khí thải xe là một việc cực kỳ hữu ích. Dựa vào cam kết sẽ trồng lại cây sau khi dự án hoàn thành vào năm 2009, việc Chủ tịch TP Hà Nội cũng đang rất tích cực trong vấn đề trồng thêm cây xanh đô thị, và hơn hết số cây tại Kim Mã hiện tại di dời là chủ yếu nên chúng tôi cho rằng: "Công việc cần nhất hiện tại là giám sát các cam kết".
- Giám sát việc đào gốc cây
- Giám sát quá trình vận chuyển về đúng nơi, đúng số lượng như cam kết.
- Giám sát quá trình cây phát triển sau 1 năm để thấy và có kết luận về tính khả thi của dự án bảo tồn cây xanh cổ thụ.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người, xin cảm ơn!
Kiến nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của ông Võ Kim Cự
Kính gửi:
- Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV,
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.
Chúng tôi, những công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký tên trong văn bản này, gửi kiến nghị tới bà Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như các cơ quan có liên quan, để đề nghị nội dung sau:
Thời gian vừa qua, vụ việc Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) xả thải làm cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung, đã làm ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến môi sinh trường cũng như đời sống của nhân dân. Theo báo cáo của Chính phủ, có đến hơn 260.000 lao động bị ảnh hưởng, trong đó 100.000 lao động bị ảnh hưởng trực tiếp.
Ông Võ Kim Cự, Đại biểu Quốc hội khóa XIV, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, là người ký quyết định cho phép đầu tư của FHS với thời hạn 70 năm vào năm 2008.
Theo Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực tại thời điểm đó, về thời gian hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài:
“Điều 52. Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài
Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá năm mươi năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá bảy mươi năm.
Thời hạn hoạt động của dự án được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư.”
Do đó, thẩm quyền quyết định cho phép thời gian thực hiện dự án với thời gian 70 năm thuộc về Chính phủ. Như vậy, rõ ràng ông Võ Kim Cự đã có hành vi vi phạm pháp luật khi đưa ra quyết định vượt quá thẩm quyền, đồng thời buông lỏng quản lý dẫn đến hàng loạt những sai phạm của FHS và gây nên thảm họa môi trường vừa qua. Hành vi vi phạm pháp luật của ông Cự đã dẫn đến những tác hại nghiêm trọng.
Trong khi đó, căn cứ Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 về tiêu chuẩn của Đại biểu Quốc hội, thì đại biểu Quốc hội phải là người “Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác”, “Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội”, “liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm”.
Theo Khoản 1 Điều 40 Luật Tổ chức Quốc hội, “Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm”.
Chúng tôi nhận thấy ông Võ Kim Cự với những sai phạm của mình không xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân và không thể làm đại biểu Quốc hội – người đại diện cho Nhân dân.
Vì vậy, chúng tôi yêu cầu bà Chủ tịch và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với chức năng và trách nhiệm của mình, tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của ông Võ Kim Cự ngay trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV (từ 20/7/2016 đến 9/8/2016).
Mong rằng yêu cầu này của cử tri chúng tôi sẽ được xem xét thực hiện.
Chúng tôi chờ đợi phản hồi của Quốc hội. Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2016
Cử tri ký tên
P/S: Mọi người muốn tham gia ký tên hãy chụp ảnh chữ ký của mình và gửi vào comment. Chúng tôi sẽ tập hợp và in ra.
Xin cảm ơn
Greentrees kêu gọi tuần hành đòi minh bạch thảm họa miền Trung
CHÚNG TA ĐỂ LẠI VIỆT NAM NÀO CHO CON CÁI?
Đã qua rồi ngày nô nức bầu cử toàn dân.
Đã lắng đọng rồi cơn cuồng nhiệt Tổng thống.
Chỉ còn lại cho chúng ta, gia tài của mẹ là một nước Việt buồn!
Thưa những ông bố, bà mẹ đang hằng đêm mất ngủ không biết giấu con cái mình đi đâu cho thoát khỏi bầu không khí đầy bụi bẩn và thủy ngân ở Hà Nội, bụi chì tại TP Hồ Chí Minh.
Thưa những bạn sinh viên ngày ngày phơi mình dưới cái nắng 42 độ C đến trường và tự hỏi vì trái đất đang nóng lên hay vì hàng nghìn cây xanh đã bị chặt mùa hè trước?
Thưa những người nông dân hết ngoảnh ra đồng ruộng hạn hán lại ngoảnh vào nhìn lũ con thơ. Năm nay mất mùa, năm sau ra sao?
Thưa các chị, các cô nội trợ mỗi sáng đứng tần ngần trước hàng cá mà đành quay lưng bỏ đi dù đã nhớ hương vị cá biển suốt hai tháng nay hoặc cả trăm lần cầm trong tay nắm muối, đưa lên nhìn, ngửi và làm đủ các thí nghiệm không chuyên chỉ để chắc rằng muối nhà mình có còn đủ an toàn?
Và thưa, các bác, các chú, các anh ngư dân, các tiểu thương, các buôn lái cá ở miền Trung. Thưa các em nhỏ trước vẫn bì bõm nghịch cát ngoài bãi biển và phụ cha mẹ bắt thêm vài con cua, con ốc. Thật khó khăn và đau đớn khi phải nhắc lại đây những điều mà mỗi người dân ven biển miền Trung đã phải gánh chịu. Ánh mắt đau đáu nhìn ra biển như nhìn vào tương lai bất định, hay nhìn vào rổ cá, vào ghe thuyền tìm kiếm câu trả lời mà sự nhỏ bé của mỗi người nào có đủ khả năng. Càng khó khăn hơn để hình dung ánh mắt của những đứa con khi nhìn lên bàn thờ cha/mẹ chúng đã qua đời chỉ vì ăn phải tôm cá độc hay do lặn xuống vùng biển Vũng Áng.
Có lẽ chưa bao giờ nỗi sợ hãi trong mỗi chúng ta lại hiện hình rõ vậy, nó hiện hình mỗi khi chúng ta ăn, mỗi khi chúng ta đi ra đường, mỗi lần chúng ta có ý định đến một bãi biển để tắm. Nó còn hiện hình rõ hơn nữa mỗi lần chúng ta ngắm nhìn lũ trẻ của mình, tương lai nào đang chờ đợi chúng?
Chúng ta đã từng nghĩ rằng chúng ta sống lương thiện, không động chạm đến ai, cố gắng kiếm tiền lo cho con cái, vun vén cho gia đình, cho những mục tiêu cá nhân là đủ.
Nhưng thời gian qua, tai họa xộc thẳng vào trong biết bao gia đình, bao giờ đến gia đình ta? Mọi người ạ, đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại.
Có lẽ chúng ta có thể bảo nhau cách phân loại rác thải, chúng ta có thể chỉ cho nhau xem nên trồng thêm cây ở đâu, như thế nào để lớn nhanh và nhanh chóng cho bóng mát. Chúng ta cũng có thể từ chối sử dụng túi nilon, hạn chế đi xe máy, ô tô nhiều nhất có thể,... Có rất nhiều việc mà chúng ta có thể làm và chúng đều tốt cả. Nhưng đã đủ chưa?
Chúng ta có thể làm tốt, nhưng hàng ngàn doanh nghiệp, nhà máy vẫn đang thải ra môi trường cả tấn chất độc mỗi ngày. Ta có thể chăm chút cho vài cái cây ta trồng, nhưng chỉ bằng một con dấu, nguyên cả khu rừng, nguyên cả thành phố có thể trụi lụi chỉ trong một tháng. Còn vô số điều khác nữa mà ta tốt thôi cũng chưa đủ.
Môi trường là vấn đề không của riêng ai, bởi lẽ chúng ta hít chung một bầu không khí, dùng chung một biển Đông, dùng chung một nguồn nước. Chúng ta đứng chung dưới một mặt trời mà nếu chẳng may có một lỗ thủng nhỏ, 94 triệu người dân Việt Nam ta đều có xác suất ngang nhau để mắc phải ung thư da, ung thư mắt.
Hơn nữa, môi trường không chỉ là vấn đề của hiện tại. Chúng ta yêu nhau, cưới nhau, sinh con đẻ cái và đặt biết bao yêu thương và kỳ vọng vào chúng. Nhưng chúng ta thực sự để lại được gì cho chúng? Những dòng sông khô cạn? Những bãi rác khổng lồ? Các khu rừng trơ trụi? Hàng loạt làng ung thư? Hay một vùng biển chết?
Hẳn là không ai trong chúng ta muốn điều đó, dù chỉ là trong suy nghĩ. Và vì vậy, đã đến lúc chúng ta cần ngồi lại với nhau để quyết định xem ta sẽ để lại gì cho con cháu mình. Đã đến lúc chúng ta thúc giục nhau bảo vệ môi trường như thể bảo vệ mạng sống. Đã đến lúc chúng ta nhắc nhở nhau gìn giữ môi trường trong từng câu chuyện, từng bữa cơm. Đã đến lúc chúng ta cùng nhau chống lại kẻ hủy hoại môi trường như thể chống giặc ngoại xâm.
Mọi người ơi, đã đến lúc chúng ta cần hành động!
Bởi lẽ đó, Green Trees với tư cách là một tổ chức xã hội dân sự về môi trường, bất chấp các thách thức, quyết định đứng ra kêu gọi và tổ chức một cuộc tuần hành rộng khắp cả nước nhân ngày Quốc tế Môi trường – ngày 5/6/2016.
Ngày Quốc tế Môi trường ra đời cũng nhằm mục đích cùng nhau hành động vì môi trường trên Trái Đất. Được ấn định từ năm 1972 bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, mà trong đó Việt Nam là một thành viên. Đây là ngày kỷ niệm lớn nhất về môi trường hàng năm. Và vì vậy mà nó là dịp tốt nhất, đẹp nhất, phù hợp nhất để chúng ta làm những việc chúng ta nhắc tới ở trên.
Cuộc tuần hành có tên: Vì Một Việt Nam Xanh – Cần hành động.
Dù bạn là người Việt Nam hay người nước ngoài và thuộc bất cứ tổ chức xã hội nào. Hãy cùng nhau mặc trang phục có hai màu xanh lá cây và xanh đại dương thanh thản dạo bước xuống đường. Nếu vì lý do bất khả kháng không thể ra ngoài, các bạn có thể chụp ảnh ở nhà rồi gửi lên Fanpage Green trees để hiệp thông với mọi người.
Thông điệp: OUR FUTURE IN OUR HANDS – Tương lai nằm trong tay chúng ta.
Cuối cùng, mọi người ơi! Vì hôm nay và vì mai sau, chúng ta cần hành động!
HÀ NỘI: A) Đài phun nước Bờ Hồ; B) Nhà Hát Lớn (dự phòng nếu điểm A ko tập kết đc)
SÀI GÒN: Công viên 30/4, phố đi bộ Nguyễn Huệ, Q1. Các tỉnh khác: Bất cứ địa điểm công cộng nào.
ĐÀ NẴNG: Công viên 29-3
Hải Phòng: Nhà hát lớn TP
Tại các tỉnh: Ở bất cứ đâu với bất cứ ai có thể xuống đường với trang phục hay biểu ngữ về môi trường
Đọc nhiều nhất
-
200 câu hỏi và trả lời về môi trường
Mời mọi người tham khảo đáp án của 200 câu hỏi về môi trường theo đường link sau: https://drive.google.com/file/d/0B1KcEgJqwSp9bnBaemw0e... -
Hà Nội chịu tác động khí thải của 20 nhà máy nhiệt điện than
Tại buổi hội thảo về ô nhiễm không khí được tổ chức vào tối 5-6, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, ô nhiễm không khí tại Thủ đô Hà ... -
245 Người dân Hà Nội gửi kiến nghị phản đối dự án Sun Grand City Quảng An - Hồ Tây
Ngày 30/9/2017, với những lời kêu gọi được đăng tải trên mạng facebook phản đối việc thi công dự án Sun Grand City Quảng An... -
Sự tàn phá của Tetra Paks bao trùm các bãi biển và thị trấn của Việt Nam
Vỏ hộp sữa nằm la liệt trên một bãi biển ở tỉnh Bình Thuận. Hình ảnh của Francesco Brembati Tóm tắt sơ lược về công ty Tet... -
Lợi ích của năng lượng gió với con người và môi trường
Năng lượng gió mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho các khách hàng mà còn cho cả xã hội. Một vài lợi ích có thể nhìn thấy rõ ràng như... -
Thông Báo Chính Thức Từ Norges Bank
Quyết định loại trừ & quyền sở hữu được đăng tải chính thức trên trang chủ nbim.no ( Norges Bank Investment Management ) ngày 31/08/202... -
Thành viên Green Trees - Cao Vĩnh Thịnh tiếp tục bị công an và an ninh Việt Nam gây sức ép
Ảnh trên trang cá nhân của Cao Vĩnh Thịnh chụp cùng ngài đại sứ quán Czech trong ngày kỷ niệm Quốc tế Nhân Quyền. Ngày 25/12/202...
Tham khảo
Phân loại
Tin môi trường
(75)
Môi trường
(43)
Tin tức
(31)
Formosa
(29)
Tin hoạt động
(28)
Sự kiện
(24)
Bình luận & Nhận định
(23)
Video
(18)
Kiến thức về môi trường
(17)
Báo cáo môi trường
(8)
Luật môi trường
(8)
Phát triển bền vững
(8)
Tư liệu
(8)
Chiến lược & Chính sách
(4)
Kinh tế xanh
(4)
Tin công nghệ
(4)
Tiết kiệm năng lượng
(3)
Tản mạn
(1)
Theo thời gian