Hiển thị các bài đăng có nhãn Video. Hiển thị tất cả bài đăng
Dân kêu cứu vì ô nhiễm từ nhà máy giấy và sự phản bội cam kết của TGĐ Lee&Man
Lục lại hồ sơ, giấy phép, và những hình ảnh mới đây mà Ông Chung Wai Fu, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Giấy Lee & Man VN - người đích thân cùng với trợ lý của mình, đến VTC14 để bày tỏ mong muốn phát triển, xây dựng - tại nơi được ông này cho là "quê hương thứ hai" của mình, lại thấy, thêm một lần nữa, người dân Việt lại đổi mặt với một mối nguy về Môi trường!
Cam kết mới đây thôi, tôi vẫn còn lưu giữ, nhưng mới chỉ vận hành được vài ngày, Lee & Man lập tức trở thành mối lo ngại, băn khoăn của người dân. Đơn kêu cứu được đưa đi khắp nơi, bởi cuộc sống của họ bị đe dọa vì tình trạng ô nhiễm từ khi nhà máy này được phép vận hành thử trở lại. Và nực cười, theo Tuổi trẻ, trả lời vấn đề này, đại diện chính quyền địa phương lại nói "mọi thứ đều tốt"?!
Tôi không ngạc nhiên vì thứ được gọi là "đều tốt" này, bởi trước khi thảm họa cá chết trên biển miền Trung diễn ra, và thủ phạm Formosa chưa lộ mặt, mọi thứ ở Vũng Áng và Formosa cũng được trả lời là "Tốt", niềm tin của người dân, mai một dần, không hẳn là không có lý do.
Nhìn lại một chút, lý lịch của nhà máy giấy Lee & Man, để thấy sự "tốt" trong quản lý, cấp phép, kiểm soát vấn đề xử lý môi trường cho doanh nghiệp này của lực lượng chức năng Việt Nam:
Tháng 6-2007, UBND tỉnh Hậu Giang trao giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà máy giấy và sản xuất bột giấy cho Công ty TNHH Lee & Man Việt Nam (Tập đoàn Lee & Man Paper Hong Kong - Trung Quốc) với số vốn 1,2 tỉ USD.
Dự án khởi công tháng 8-2007, dự kiến hoàn thành vào tháng 10-2009, tuy nhiên không hoàn thành đúng kế hoạch. Chủ đầu tư điều chỉnh giảm vốn đầu tư còn 628,7 triệu USD và dự án tạm ngưng.
- Tháng 4-2011, UBND tỉnh Hậu Giang có công văn gửi Tập đoàn Lee & Man yêu cầu giải trình nhiều nội dung khiến dự án bất động, đồng thời gia hạn 3 lần trong khoảng thời gian này.
- Tháng 4-2014, dự án khởi động lại rồi tiếp tục thi công trì trệ, UBND tỉnh Hậu Giang cho gia hạn lần thứ 4 đến cuối năm 2014.
- Tháng 3-2015, UBND tỉnh Hậu Giang tiếp tục cho gia hạn lần 5 đến ngày 31-12-2016 nhà máy phải hoạt động.
- Giữa năm 2016, khi các hạng mục của dự án hoàn thành, chuẩn bị hoạt động thử nghiệm, VASEP có văn bản gửi Thủ tướng do lo ngại Nhà máy giấy Lee & Man hoạt động có thể gây “bức tử sông Hậu”.
- Bộ TN-MT đã ban hành quyết định thanh tra toàn diện Nhà máy giấy Lee & Man từ ngày 1-7-2016. Cũng trong khoảng thời gian này, Bộ Công thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét dừng Nhà máy bột giấy Lee & Man.
- Tháng 12-2016, Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) cho phép vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải dự án sản xuất giấy của Công ty TNHH Lee & Man.
- Tháng 1-2017, việc vận hành thử nghiệm có tải của nhà máy tạm ngừng để thực hiện các yêu cầu theo kết luận thanh tra của Bộ TN-MT.
- Tháng 3-2017, nhà máy vận hành thử nghiệm trở lại. Lập tức, đơn kêu cứu của người dân được đưa tới lực lượng chức năng!
Điều đáng nói là, Nhà máy giấy Lee & Man được UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt đánh giá tác động môi trường - DTM vào tháng 9 năm 2008. Trong DTM được phê duyệt, doanh nghiệp sẽ xây dựng nhà máy xử lý nước thải có công suất 155.000m3/ ngày đêm, triển khai qua 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1, xây dựng nhà máy 50.000m3, và giai đoạn 2 sẽ xây dựng nhà máy xử lý nước thải 105.000 m3/ ngày đêm, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017.
Thế nhưng, theo báo cáo của UBND tỉnh Hậu Giang, thì tháng 12 năm 2015, Bộ TNMT cấp giấy phép xả thải cho doanh nghiệp với khối lượng nước thải lớn nhất là 50.000m3/ ngày đêm. Và THỰC TẾ doanh nghiệp chỉ xây dựng nhà máy 20.000m3/ ngày đêm. Như vậy là ĐI NGƯỢC LẠI với cam kết trong DTM cũng như trong phê duyệt của lực lượng chức năng khi cấp phép cho doanh nghiệp xả thải.
Sự điều chỉnh này, cũng không được báo cáo với lực lượng chức năng, đủ thấy Lee & Man coi trọng và chấp hành pháp luật về môi trường của Việt Nam như thế nào.
Báo cáo của UBND tỉnh Hậu Giang cũng nêu rõ, việc doanh nghiệp xây dựng nhà máy giấy cứng bao bì với công suất 420.000 tấn / năm và nhà máy bột giấy tẩy trắng 330.000 tấn/ năm thuộc đối tượng phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường nhưng doanh nghiệp cũng không báo cáo.
Tôi nhớ, ấn tượng nhất trong cuộc phỏng vấn Ông Chung Wai Fu, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Giấy Lee & Man VN, với cách sử dụng ngôn ngữ vô cùng linh hoạt, Ngay tại văn phòng của VTC14! Bởi trước khi vào cuộc phỏng vấn, tôi có trao đổi về việc ông sẽ sử dụng ngôn ngữ gì: Trung Quốc, tiếng Anh hay tiếng Việt? Người đàn ông này khôn khéo khi lựa chọn ngôn ngữ tiếng Anh - dù theo lời của trợ lý, là tiếng Anh "không được chuẩn lắm" thay vì sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Tàu. Và ông cũng khẳng khái khẳng định: không biết tiếng Việt. Thế nhưng, trao đổi trong suốt buổi phỏng vấn, có những câu hỏi xoáy từ phóng viên, bằng tiếng Việt, chẳng chờ đến phiên dịch, ông này lập tức phản pháo!
Tôi cũng nhớ những lời cam kết, mà tôi phải nhắc lại trong suốt buổi phỏng vấn, để người dân yên tâm khi nhà máy hoạt động trở lại, ông Fu cũng liên tục nói/ và khẳng định một cách vô cùng mạnh mẽ để bảo vệ môi trường nơi đây. Thế nhưng, thực tế, chẳng cần phải thời gian dài để trả lời!
Việt Nam đã mở cửa và tạo điều kiện cho rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động. Trong đó có nhiều điều kiện rất thông thoáng. Và nhiều DN nước ngoài khi hoạt động tại VN cũng đã có những cam kết mạnh mẽ trong bảo vệ môi trường. Nhưng cuối cùng, khi mà họ hoạt động thì họ lại xả thải và gây tác động mạnh mẽ tới môi trường của VN. Tôi có thể kể: Vedan, Tungkuang, Formosa. Vì thế hiện tại người Việt Nam rất mất niềm tin với các cam kết bảo đảm môi trường của các doanh nghiệp.
Và ông Fu, ông cũng đã cam kết, một cách vô cùng mạnh mẽ trên phương tiện truyền thông đại chúng, thế nhưng, có thể nói thế nào để cam kết của ông tạo được niềm tin của người Việt Nam? Tại sao chúng tôi phải tin Lee & Man trong khi các doanh nghiệp khác có vốn đầu tư thậm chí còn hơn cả Lee & Man nhưng họ vẫn phản bội lại niềm tin mà người Việt dành cho họ? Và thực tế những gì đang diễn ra, tôi cảm nhận, hình như, thêm một lần nữa, người dân quê tôi lại bị phản bội?
- Bùi Lan Anh-
- Giữa năm 2016, khi các hạng mục của dự án hoàn thành, chuẩn bị hoạt động thử nghiệm, VASEP có văn bản gửi Thủ tướng do lo ngại Nhà máy giấy Lee & Man hoạt động có thể gây “bức tử sông Hậu”.
- Bộ TN-MT đã ban hành quyết định thanh tra toàn diện Nhà máy giấy Lee & Man từ ngày 1-7-2016. Cũng trong khoảng thời gian này, Bộ Công thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét dừng Nhà máy bột giấy Lee & Man.
- Tháng 12-2016, Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) cho phép vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải dự án sản xuất giấy của Công ty TNHH Lee & Man.
- Tháng 1-2017, việc vận hành thử nghiệm có tải của nhà máy tạm ngừng để thực hiện các yêu cầu theo kết luận thanh tra của Bộ TN-MT.
- Tháng 3-2017, nhà máy vận hành thử nghiệm trở lại. Lập tức, đơn kêu cứu của người dân được đưa tới lực lượng chức năng!
Điều đáng nói là, Nhà máy giấy Lee & Man được UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt đánh giá tác động môi trường - DTM vào tháng 9 năm 2008. Trong DTM được phê duyệt, doanh nghiệp sẽ xây dựng nhà máy xử lý nước thải có công suất 155.000m3/ ngày đêm, triển khai qua 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1, xây dựng nhà máy 50.000m3, và giai đoạn 2 sẽ xây dựng nhà máy xử lý nước thải 105.000 m3/ ngày đêm, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017.
Thế nhưng, theo báo cáo của UBND tỉnh Hậu Giang, thì tháng 12 năm 2015, Bộ TNMT cấp giấy phép xả thải cho doanh nghiệp với khối lượng nước thải lớn nhất là 50.000m3/ ngày đêm. Và THỰC TẾ doanh nghiệp chỉ xây dựng nhà máy 20.000m3/ ngày đêm. Như vậy là ĐI NGƯỢC LẠI với cam kết trong DTM cũng như trong phê duyệt của lực lượng chức năng khi cấp phép cho doanh nghiệp xả thải.
Sự điều chỉnh này, cũng không được báo cáo với lực lượng chức năng, đủ thấy Lee & Man coi trọng và chấp hành pháp luật về môi trường của Việt Nam như thế nào.
Báo cáo của UBND tỉnh Hậu Giang cũng nêu rõ, việc doanh nghiệp xây dựng nhà máy giấy cứng bao bì với công suất 420.000 tấn / năm và nhà máy bột giấy tẩy trắng 330.000 tấn/ năm thuộc đối tượng phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường nhưng doanh nghiệp cũng không báo cáo.
Tôi nhớ, ấn tượng nhất trong cuộc phỏng vấn Ông Chung Wai Fu, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Giấy Lee & Man VN, với cách sử dụng ngôn ngữ vô cùng linh hoạt, Ngay tại văn phòng của VTC14! Bởi trước khi vào cuộc phỏng vấn, tôi có trao đổi về việc ông sẽ sử dụng ngôn ngữ gì: Trung Quốc, tiếng Anh hay tiếng Việt? Người đàn ông này khôn khéo khi lựa chọn ngôn ngữ tiếng Anh - dù theo lời của trợ lý, là tiếng Anh "không được chuẩn lắm" thay vì sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Tàu. Và ông cũng khẳng khái khẳng định: không biết tiếng Việt. Thế nhưng, trao đổi trong suốt buổi phỏng vấn, có những câu hỏi xoáy từ phóng viên, bằng tiếng Việt, chẳng chờ đến phiên dịch, ông này lập tức phản pháo!
Tôi cũng nhớ những lời cam kết, mà tôi phải nhắc lại trong suốt buổi phỏng vấn, để người dân yên tâm khi nhà máy hoạt động trở lại, ông Fu cũng liên tục nói/ và khẳng định một cách vô cùng mạnh mẽ để bảo vệ môi trường nơi đây. Thế nhưng, thực tế, chẳng cần phải thời gian dài để trả lời!
Việt Nam đã mở cửa và tạo điều kiện cho rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động. Trong đó có nhiều điều kiện rất thông thoáng. Và nhiều DN nước ngoài khi hoạt động tại VN cũng đã có những cam kết mạnh mẽ trong bảo vệ môi trường. Nhưng cuối cùng, khi mà họ hoạt động thì họ lại xả thải và gây tác động mạnh mẽ tới môi trường của VN. Tôi có thể kể: Vedan, Tungkuang, Formosa. Vì thế hiện tại người Việt Nam rất mất niềm tin với các cam kết bảo đảm môi trường của các doanh nghiệp.
Và ông Fu, ông cũng đã cam kết, một cách vô cùng mạnh mẽ trên phương tiện truyền thông đại chúng, thế nhưng, có thể nói thế nào để cam kết của ông tạo được niềm tin của người Việt Nam? Tại sao chúng tôi phải tin Lee & Man trong khi các doanh nghiệp khác có vốn đầu tư thậm chí còn hơn cả Lee & Man nhưng họ vẫn phản bội lại niềm tin mà người Việt dành cho họ? Và thực tế những gì đang diễn ra, tôi cảm nhận, hình như, thêm một lần nữa, người dân quê tôi lại bị phản bội?
- Bùi Lan Anh-
Greentrees yêu cầu giám sát đền bù Formosa
Các thành viên nhóm Green Trees có kỳ vọng được phía chính quyền lắng nghe ý kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhóm có thể thực hiện quyền giám sát, đặc biệt là kêu gọi các tổ chức, cá nhân khác nêu yêu cầu tương tự đối với chính quyền.
Căn cứ pháp lý để nhóm Green Trees gửi văn bản yêu cầu được tham gia giám sát là dựa vào Điều 2 và Điều 28 Hiến pháp Việt Nam năm 2013. Ngoài ra, văn bản ghi thêm, “Nhà nước Việt Nam luôn xác định tinh thần dân chủ theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” từ khi khai sinh ra nhà nước Dân chủ Cộng hoà”.
Chính quyền bội ước với giới kinh doanh
Tháng 5 năm 2016, ngay sau thảm hoạ môi trường do Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh tại Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh gây ra, đích thân ông Đặng Quốc Khánh - Chủ tịch tỉnh và Đặng Ngọc Sơn - Phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh và chính quyền huyện Lộc Hà đã tới vận động bằng lời nói, không có văn bản đối với các doanh nghiệp, cơ sở đông lạnh trên địa bàn tại cảng cá Thạch Kim thu mua hải sản cho ngư dân không tiêu thụ được trên thị trường, nhằm mục đích “đảm bảo an ninh, ổn định tình hình địa phương” trước ngày bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp khoá 2016-2021 (diễn ra ngày 22/5/2016).
Chính quyền hứa hẹn sẽ chi trả cho các cơ sở kinh doanh này số tiền tương ứng với số tiền họ đã bỏ ra để thu mua. Tuy nhiên, sau gần một năm, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh và huyện Lộc Hà vẫn chưa thực hiện lời hứa.
Các cơ sở kinh doanh hiện đang lâm vào tình thế khó khăn và đang yêu cầu chính quyền thực hiện lời hứa bằng nhiều phương cách.
Băn khoăn chất lượng hải sản - Phần II
Vùng biển Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã "sạch" theo lời tuyên bố của các cấp chính quyền ( https://www.youtube.com/watch?v=XLV6_ZVUImc ), vậy tại sao người dân vẫn bị ngộ độc thực phẩm?
Chính quyền ở đâu khi sự việc này kéo dài từ suốt tháng 4/2016 đến nay? Hải sản đánh bắt lên ai là người quản lý thị trường? ai là người phải đảm bảo an toàn thực phẩm cho dân?
Phần 1 của phóng sự: https://www.youtube.com/watch?v=rRMxrVSnig0
Phần 2 của phóng sự: https://www.youtube.com/watch?v=N34nfKVpQEU&t=2s
Trở lại " Kỳ Anh " - Phần I
Đây chính là mối nguy cho người tiêu dùng cả nước.
Đây cũng là vấn đề cần truy vấn chính quyền địa phương về trách nhiệm quản lý.
Phần trước của phóng sự này tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=rRMxrVSnig0
- RFA Việt ngữ -
Vứt rác nhựa đi - Chúng đi về đâu?
Các nhà khoa học tham gia nghiên cứu này đã tính toán rằng, khoảng 99% lượng vi nhựa bị đưa vào cơ thể sẽ được thải ra, tuy nhiên 1% còn lại được hấp thụ trực tiếp vào cơ thể con người. Nếu tình trạng rác nhựa trôi nổi ở biển và đại dương vẫn tăng nhanh như hiện nay, vào cuối thế kỷ này, một người thường xuyên ăn hải sản sẽ tự đưa vào cơ thể khoảng 780,000 mẩu vi nhựa, và cơ thể người đó sẽ hấp thụ khoảng 4000 mẩu vi nhựa. Tác động của những mẩu nhựa này đối với sức khỏe con người như thế nào, mọi người tự ngẫm sẽ rõ.
Những chú hàu, trai hay những loài động vật biển hoạt động như máy lọc nước của biển, chúng lọc khoảng 20 lít nước biển mỗi ngày. Và cũng vì thế mà chúng đưa vào cơ thể nhiều hạt vi nhựa hơn bất cứ loài sinh vật biển nào khác. Khi rác nhựa tràn đầy đại dương, đây chính là loài động vật phải chịu ảnh hưởng từ ô nhiễm rác nhựa lớn nhất.
Hiện nay, các nhà khoa học ước tính có khoảng 5000 tỷ mẩu vi nhựa trôi nổi trên đại dương, tương đương với khoảng một chiếc xe tải nhựa bị ném vào đại dương mỗi phút. Vào năm 2050, với tình trạng tiêu thụ và sử dụng nhựa như hiện nay, con số này sẽ tăng gấp 4!
Cùng mong mọi người trong năm mới, hãy hạn chế tối đa rác thải nhựa khi có thể. KHÔNG sử dụng những sản phẩm nhựa dùng một lần, như màng bọc thực phẩm, túi nilon, thìa dĩa đĩa nhựa...v.v... Đây chính là những hành động đơn giản và thiết thực mà chúng ta ai cũng có thể làm để bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta - chứ chưa nói đến bảo vệ môi trường. Hãy biết lo sợ khi nhìn thấy rác thải nhựa tràn ngập đường phố và đại dương, chính chúng ta đang tự đầu độc chúng ta bằng thói quen sử dụng đồ nhựa một cách vô tội vạ!
Tranh thủ nghỉ tết, nếu bạn muốn xem những bộ phim tài liệu về vấn đề rác nhựa, tớ gợi ý 2 phim:
A Plastic Ocean: https://www.youtube.com/watch?v=6zrn4-FfbXw
Trashed: https://www.youtube.com/watch?v=5z2s_klZkFg (trailer).
Full documentary: https://www.youtube.com/watch?v=dMHgyz1AMtM
- Trang Nguyen -
Giải pháp cứu trợ vùng lũ bền vững, lâu dài
Tuy nhiên, vẫn còn một chút tiền nhỏ chưa được giải ngân. Thêm nữa, có một số nhà hảo tâm vẫn tiếp tục liên hệ và bàn cùng với Green Trees mong muốn tiếp tục giúp đỡ bà con.
Chúng tôi luôn suy nghĩ làm sao để có thể tìm ra một số giải pháp mang tính lâu dài. Có như vậy, chúng ta cũng giảm thiểu đi được tiền bạc và thời gian sau này. Đó cũng là cách mà đồng bào luôn có thể sẵn sàng trong những cơn bão lũ sắp tới trong tương lai. Dưới đây là video do nhóm thực hiện, gửi tới cộng đồng về một biện pháp nhỏ, nhưng nó phần nào giúp giảm đi thiệt hại đó.
Với số lượng từ 1000 chiếc trở lên, bên bán có thể giảm giá xuống còn 156.000 đ/chiếc (loại 15 ~ 20 lít). Giá tham khảo tại website wetrek.vn.
Hiện tại đã có 2 mạnh thường quân ủng hộ chương trình:
- Sư thầy Nhất Nguyên : 8.000.000 đ (51 chiếc túi)
- Chị Ann Đỗ: 10.000.000 đ (64 chiếc túi)
Green Trees không đề ra mục tiêu cụ thể, nhưng rất muốn sẽ có thể chuyển tới bà con với số lượng nhiều hơn nữa. Vì vậy rất mong sự ủng hộ từ phía các tổ chức và các mạnh thường quân để có thể chung tay thực hiện chương trình này. Đồng thời, rất mong mọi người có thể giúp Green Trees tìm được ra nơi mua rẻ hơn nữa, càng rẻ, số lượng đồng bào được hỗ trợ càng lớn.
Mọi đóng góp xin gửi về:
Số TK: 0021002201514
Ngân hàng Vietcombank
Chi nhánh Hà Nội
Chủ tài khoản: Cao Vĩnh Thịnh
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Vietnam
Mã Swift Code: BFTVVNVX
Chương trình điều hành bởi 2 admin:
- Cao Vĩnh Thịnh
- Nguyễn Anh Tuấn
Kính báo!
Quốc tế lên tiếng về báo cáo Greentrees gửi Quốc hội
Sáng nay (20/10), Quốc hội Việt Nam khóa 14 khai mạc kỳ họp thứ hai tại Nhà Quốc hội ở Hà Nội. Trước đó một ngày, một báo cáo được xem là toàn diện nhất từ trước tới nay về thảm họa môi trường ở miền Trung đã được gửi đến cơ quan được xem là đại diện cho tiếng nói của người dân. Báo cáo mang tên “Toàn cảnh thảm họa môi trường biển Việt Nam” được một nhóm trí thức trẻ hoạt động vì môi trường Green Trees thực hiện
Đọc nhiều nhất
-
200 câu hỏi và trả lời về môi trường
Mời mọi người tham khảo đáp án của 200 câu hỏi về môi trường theo đường link sau: https://drive.google.com/file/d/0B1KcEgJqwSp9bnBaemw0e... -
Lợi ích của năng lượng gió với con người và môi trường
Năng lượng gió mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho các khách hàng mà còn cho cả xã hội. Một vài lợi ích có thể nhìn thấy rõ ràng như... -
245 Người dân Hà Nội gửi kiến nghị phản đối dự án Sun Grand City Quảng An - Hồ Tây
Ngày 30/9/2017, với những lời kêu gọi được đăng tải trên mạng facebook phản đối việc thi công dự án Sun Grand City Quảng An... -
Nhà văn Nguyên Ngọc " Con hổ của rừng Tây Nguyên "
Tôi tới thăm nhà văn Nguyên Ngọc vào một ngày trời rất đẹp, có chút hửng nắng tại Hội An. Trước đó thì cả tuần lúc nào trời cũng mưa tầm tã... -
Đánh đổi rừng nguyên sinh Tam Đảo II vì lợi ích kinh tế - Từ góc nhìn báo chí trong và ngoài nước
Dưới đây là nội dung được dịch từ tờ báo thevietnamese.org với tiêu đề: Tiếng kêu cứu từ rừng nhiệt đới Việt Nam. https://ww... -
Thành viên Green Trees - Cao Vĩnh Thịnh tiếp tục bị công an và an ninh Việt Nam gây sức ép
Ảnh trên trang cá nhân của Cao Vĩnh Thịnh chụp cùng ngài đại sứ quán Czech trong ngày kỷ niệm Quốc tế Nhân Quyền. Ngày 25/12/202... -
Tòa án Thượng thẩm Đài Loan tiếp tục bác đơn của gần 8.000 nạn nhân Formosa Hà Tĩnh
Họp báo trước Toà Thượng thẩm ở Đài Bắc của Hội Công lý cho nạn nhân Formosa hôm 17/4/2020. Photo: RFA Sáng 17-4, đại d...
Tham khảo
Phân loại
Tin môi trường
(75)
Môi trường
(43)
Tin tức
(31)
Formosa
(29)
Tin hoạt động
(28)
Sự kiện
(24)
Bình luận & Nhận định
(23)
Video
(18)
Kiến thức về môi trường
(17)
Báo cáo môi trường
(8)
Luật môi trường
(8)
Phát triển bền vững
(8)
Tư liệu
(8)
Chiến lược & Chính sách
(4)
Kinh tế xanh
(4)
Tin công nghệ
(4)
Tiết kiệm năng lượng
(3)
Tản mạn
(1)
Theo thời gian